Home Thủ tục + Form mẫu Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài 2023

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài 2023

Thủ tục xin giấy phép lao động 2023 có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và cụ thể rõ ràng nhất tính đến nay (theo nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2020). PNVT sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại trang này. Đây là quy định của pháp luật nếu người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp ở Việt Nam. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động, thủ tục gia hạn giấy phép lao động, thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động), lúc đó các khoản chi lương cho người nước ngoài mới được đưa vào chi phí hợp lý. Vì vậy, bạn thường xuyên xem trang này để biết những quy định mới về cấp giấy phép lao động.

Quy định mới về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Chúng tôi đặt Quy định mới về giấy phép lao động 2016 – 2017 – 2018 – 2019 – 2020-2021-2022 lên đầu trang là vì rất quan trọng và chi phối quy trình xin cấp giấy phép lao động hiện nay:

Quy định rõ chức vụ và điều kiện đối với chức vụ quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật:

Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định rõ chức vụ và điều kiện đối với nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 2021, 2022 như sau:

1. Chuyên gia nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.  Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp ( Thành viên công ty hợp danh và thành viên góp vốn) và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

3. Lao động kỹ thuật người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Quy định đối tượng xác định không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Đây là điểm mới thứ 2 của quy định mới về cấp giấy phép lao động 2016 mà trước đó không có. Xem Trường hợp thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động dưới đây và thông tư chi phối thủ tục miễn giấy phép lao động dưới đây.

Và từ ngày 15/02/2021 thì Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã quy định các đối tượng xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cùng thành phần hồ sơ, mẫu khai mới, kể cả các đối tượng được miễn giấy phép lao động Việt Nam. Hãy cập nhật mẫu và hồ sơ mới dưới đây.

Quy định từng thành phần hồ sơ và thời hiệu của từng loại giấy tờ

  • Giấy chứng nhận sức khỏe: có thể khám ở bệnh viện nước ngoài (đòi hỏi phải là bệnh viện quốc tế, và kết luận là đủ khả năng làm việc) và có thời hiệu của giấy KSK là 12 tháng kể từ ngày cấp hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ: chỉ yêu cầu một trong hai, trong khi trước kia đòi cả hai cho trường hợp gia hạn giấy phép lao động…
  • Giấy tờ do nước ngoài cấp như: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm làm việc,… phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Quy định về trường hợp đặc biệt khi cấp giấy phép lao động

Hồ sơ cấp giấy phép lao động thuộc trường hợp đặc biệt là trường hợp không cần bằng đại học, không cần lý lịch tư pháp, không cần giấy khám sức khỏe, miễn hợp pháp hóa lãnh sự; trường hợp người nước ngoài chuyển công ty cùng vị trí – chức danh công việc, trường hợp chuyển vị trí – chức danh công việc cùng công ty … Giấy phép lao động hết hạn không thuộc trường hợp đặc biệt…. Đọc thêm nghị định 152/2020/NĐ-CP để biết thêm thông tin.

Quy định về trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Quy định về cấp lại giấy phép lao động là quy định mới về cấp giấy phép lao động 2017 hoặc 2016 vì trước đó không có, mà chỉ là gia hạn giấy phép lao động. Chú ý, để xin cấp lại giấy phép lao động, trước 30-45 ngày kể tính từ ngày hết hạn của giấy phép lao động, phải nộp bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động.

Tuy nhiên theo nghị định 152/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 30/12/2020, có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/02/2021 thì việc cấp lại giấy phép lao động được áp dụng cho các trường hợp sau:

  1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
  2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
  3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Quy định về trường hợp gia hạn giấy phép lao động

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 30/12/2020, có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/02/2021 thì việc gia hạn giấy phép lao động chỉ áp dụng  với các trường hợp đảm bảo điều kiện sau:

  1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
  2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

Đặc biệt từ ngày 15/02/2021 trở đi thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ được gia hạn giấy phép lao động 1 lần với thời hạn tối đa 2 năm.

Quy định trường hợp không phải xác nhận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
    Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
  • Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
    Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Theo khoản 4, điều 13; khoản 3c điều 8,  khoản 6 điều 9 nghị định 152/2020/NĐ-CP thì những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài sẽ không cần cung cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trong hồ sơ xin cấp GPLĐ, hồ sơ xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ.

Quy định về thu hồi giấy phép lao động 2023

  • Đối với trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động nộp lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
  • Đối với trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP hay người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
quy định mới về cấp giấy phép lao động 2016
Quy định mới về cấp giấy phép lao động 2020, 2021, 2022, 2023

Trường hợp thủ tục xin miễn giấy phép lao động

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động thực hiện theo Nghị định mới 152/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020 và Bộ Luật Lao động Việt Nam 2019. Tuy nhiên, thực tế do tình hình covid-19 cũng có thể sẽ có bổ sung điều chỉnh.

Nghị định này quy định về căn cứ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thủ tục xác định người lao động nước ngoài, trong đó có khoảng 14 đối tượng buộc phải thực hiện thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (có diện người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động và những đối tượng được nghiễm nhiên miễn giấy phép lao động (nghĩa là không phải thực hiện thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động).

Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nước ngoài trước ít nhất 10 ngày làm việc phải gởi báo cáo trình cơ quan chủ quản xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động. Đối tượng được miễn giấy phép lao động thì trước ít nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam phải báo cáo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Cụ thể, đối tượng được miễn giấy phép lao động Việt Nam (không cần phải xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động) gồm:

  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư;
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam: Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài các trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ 03 tháng trở lên phải xin cấp giấy phép lao động.

Thực tế thì thủ tục xin miễn giấy phép lao động thì thành phần hồ sơ còn hơn cả thủ tục giấy phép lao động thông thường, nghĩa là còn bổ sung thêm giấy bổ nhiệm hoặc chứng minh người sắp được tuyển dụng này có ít nhất 1 năm làm việc liên tục tại công ty mẹ. Nếu bạn chưa nắm vững thủ tục, đừng ngần ngại, nhắc máy và gọi ngay PNVT, PNVT là người bạn đồng hành cùng với bạn:

Hồ sơ làm thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động 2021, 2022, 2023

  • Mẫu số 09/PLI Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ;
  • Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài MỚI NHẤT 2021, 2022, 2023

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CỤ THỂ NHƯ SAU :

Theo như quy định từ trước doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài phải đăng 2 tờ báo danh tiếng 1 của địa phương và 1 của Trung Ương trước 30 ngày.

Hiện nay theo nghị định 152/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ cần làm tờ trình (Mẫu số 1/PLI nghị định 152/2020/NĐ-CP) Trình Ủy ban nhân dân cấp thành Phố ( hoặc Tỉnh ) về việc xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trước khi nộp hồ sơ  xin giấy phép lao động chính thức.

Thời hạn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm

KHI CÓ CÔNG VĂN CHẤP THUẬN CỦA ỦY BAN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỒ SƠ NHƯ SAU :

(Do tình hình covid-19, trong thực tế cũng có thể sẽ có bổ sung điều chỉnh thành phần hồ sơ, nên cách tốt nhất là các bạn hãy gọi PNNVT để được nghe tư vấn trực tiếp để đúng trường hợp, đúng quy định vào từng thời điểm).

I. Trường hợp người lao động nước ngoài xin cấp mới lần đầu tại Việt Nam

Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động áp dụng đến ngày 14/02/2021

  1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
  2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  3. Giấy khám sức khoẻ : (HCM) tại một trong các Bệnh Viện: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Pháp Việt, 115, Vạn Hạnh, Columbia
  4. Giấp xác nhận kinh nghiệm ở nước ngoài tại vị trí tương đương ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
  5. Lý lịch tư pháp nước ngoài (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
  6. Giấy tờ – Bằng cấp liên quan (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
  7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
  8. Giấy phép kinh doanh photo.
  9. Mẫu số 7

Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động áp dụng từ ngày 15/02/2021

  1. Mẫu số 11/PLI
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  3. Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
  4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật như được quy định ở trên và một số nghề, công việc theo quy định như sau:
  • Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
  • Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
  • Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
  • Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
  • Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
  1. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  2. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  3. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  4. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể:
  • Đối với người lao động nước ngoài Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
  • Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Đối với người lao động nước ngoài là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
  • Đối với người lao động nước ngoài Chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  • Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp  Thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Đối với người lao động nước ngoài Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Ghi chú: Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

II. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ và tiếp tục làm việc (gia hạn giấy phép lao động) cùng công ty

Hồ sơ xin cấp lại GPLĐ phải được chuẩn bị trước 1 tháng khi giấy phép hết hạn – Thủ tục gia hạn giấy phép lao động (từ 2021 người lao động nước ngoài chỉ được gia hạn giấy phép lao động 1 lần với thời hạn tối đa 2 năm)

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động áp dụng đến ngày 14/02/2021

  1. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  2. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM ) tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, Pháp Việt, Vạn Hạnh, 115, Columbia
  3. Giấy phép lao động cũ ( bản gốc ).
  4. Mẫu số 7

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động áp dụng từ ngày 15/02/2021

  1. Mẫu số 11/PLI
  2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm X 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp (bản gốc hoặc bản sao y).
  4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (bản gốc hoặc bản sao y).
  5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  6. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (bản gốc hoặc bản sao y).
  7. Bản gốc hoặc bản sao y một trong các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp, cụ thể:
  • Đối với người lao động nước ngoài Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
  • Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Đối với người lao động nước ngoài Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
  • Đối với người lao động nước ngoài Chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  • Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Đối với người lao động nước ngoài là Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Ghi chú: Nếu các giấy tờ của nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt, công chứng tư pháp theo quy định của pháp luật.

III. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng hết hạn và tiếp tục làm việc  cùng công ty

Trường hợp giấy phép lao động đã hết hạn – Nghị định mới  152/2020/NĐ-CP không quy định, hy vọng sẽ có Thông tư hướng dẫn về trường hợp này

Và dưới đây là hồ sơ cấp giấy phép lao động hết hạn (trường hợp cấp lại giấy phép lao động) được áp dụng cho đến ngày 14/02/2020, từ ngày 15/02/2020 phải chờ thông tin hướng dẫn).

  1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
  2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  3. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM ) Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, 115, Pháp Việt, Vạn Hạnh, Columbia
  4. Giấp phép lao động cũ
  5. Lý lịch tư pháp nước ngoài (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
  6. Giấy tờ – Bằng cấp liên quan
  7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
  8. Giấy phép kinh doanh photo.
  9. Mẫu số 7

IV. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng chuyển sang công ty mới

Hồ sơ áp dụng đến ngày 14/02/2021

  1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
  2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  3. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM )Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, 115, Pháp Việt, Vạn Hạnh, Columbia
  4. Giấp phép lao động cũ
  5. Lý lịch tư pháp nước ngoài ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
  6. Bằng cấp liên quan
  7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
  8. Giấy phép kinh doanh photo.
  9. Mẫu số 7

Hồ sơ áp dụng từ ngày 15/02/2021:

  1. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc
  2. Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
  3. Mẫu số 11/PLI
  4. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp giống như ở mục trên.

V. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng chuyển vị trí, chức danh  cùng công ty

Hồ sơ áp dụng đến ngày 14/02/2021

Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

  1. Mẫu số 7 thông tư 40/2016/TT-BLĐ-TBXH
  2. Giấy phép lao động cũ
  3. Hộ chiếu
  4. Hình 4cm x6cm
  5. Bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định.
  6. Giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi vị trí làm việc.

Hồ sơ cấp GPLĐ áp dụng từ ngày 15/02/2021:

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ gồm

  1. Mẫu số 11/PLI
  2. Giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
  3. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc theo quy định
  4. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
  6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp giống như ở mục trên.

 Ghi chú: Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam

VI. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng bị mất

Người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng bị mất trong khi  vẫn còn thời hạn sử dụng, đây là trường hợp thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động bị mất.

Hồ sơ cấp lại GPLĐ bị mất áp dụng đến ngày 14/02/2021:

  1. Mẫu số 7
  2. Đơn trình báo mất có xác nhận của cơ quan công an.
  3. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  4. Hộ chiếu sao y hoặc phô tô

Hồ sơ cấp lại GPLĐ áp dụng từ ngày 15/02/2021:

  1. Mẫu số 11/PLI.
  2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Giấy xác nhận mất GPLĐ của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

VII. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng bị hỏng

Giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị ố, bị rách, bị ướt, mực, hay hình đề không còn rõ cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động bị hỏng.

Hồ sơ cấp lại GPLĐ bị hỏng áp dụng đến ngày 14/02/2021:

  1. Mẫu số 7
  2. Giấy phép cho người lao động bị hỏng (còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày)
  3. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  4. Hộ chiếu sao y hoặc phô tô

Hồ sơ cấp lại GPLĐ bị hỏng áp dụng từ ngày 15/02/2021:

  1. Mẫu số 11/PLI.
  2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã cấp
  4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

VIII. Trường hợp người lao động nước ngoài đã có GPLĐ nhưng đổi số hộ chiếu

Giấy phép lao động của người nước ngoài còn thời hạn, trong quá trình làm việc ở Việt Nam, người này đổi số hộ chiếu (do sổ hộ chiếu cũ hết hạn) cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động do thay đổi số hộ chiếu.

Hồ sơ cấp lại GPLĐ áp dụng đến ngày 14/02/2021:

  1. Mẫu số 7
  2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
  3. Giấy phép lao động cũ đã được cấp.
  4. Bản sao công chứng hộ chiếu mới được cấp.
  5. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )

Hồ sơ cấp lại GPLĐ áp dụng từ ngày 15/02/2021:

  1. Mẫu số 11/PLI
  2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp
  4. Bản sao công chứng hộ chiếu mới được cấp.
  5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở 32 tỉnh, thành Việt Nam

Với mong muốn tư vấn và hỗ trợ người nước ngoài thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động ở Việt Nam, PNVT mở rộng phạm vị đáp ứng dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở 32 tỉnh, thành Việt Nam.

Việc thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở các tỉnh thành cũng giống như thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở TPHCM, song có một vài điểm khác chút xíu, để được tư vấn, tìm hiểu và hỗ trợ tốt nhất, doanh nghiệp, người lao động nước ngoài nên gọi điện cho chuyên gia của chúng tôi.

Dịch vụ tư vấn thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở 32 tỉnh, thành Việt Nam

Được thành lập hơn 13 năm, PNVT chúng tôi phát triển nhiều dạng dịch vụ khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng. Nếu các bạn muốn sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, dịch vụ gia hạn visa, dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam, dịch vụ đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài, dịch vụ xin giấy miễn thị thực….hãy đến với PNVT.

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam đoan sẽ hỗ trợ tốt nhất tất cả các dạng thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Kon Tum, Phú Yên, Đắc Nông, Tây Ninh, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Trà Vinh, TPHCM, An Giang, Đồng Nai.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Bộ Luật Lao động Việt Nam năm 2019
  • Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 3 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2016, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 3 tháng 2 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Thông tư số 35/2016/TT-BCT lao động người nước ngoài di chuyển nội bộ trong phạm vi 11 ngành nghề
  • Nghị định số 88/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính

(Xem chi tiết các nghị định và thông tư ở Bên phải của website, mục TẢI VĂN BẢN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG)

Xem thêm:

Bài viết trên chắc hẳn bạn đã thông suốt tất cả về thủ tục giấy phép lao động, và giờ đây thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đối với bạn sẽ dễ dàng với bạn giống như bạn đã có trong tay bản đồ hướng dẫn đường đi, nếu bạn còn thắc mắc về thủ tục xin giấy phép lao động 2023, thì PNVT sẽ có mặt để đưa ra giải pháp giúp bạn.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.