Home Kiến thức GPLĐ Muốn sang Đức nhưng đã từng bị trục xuất

Muốn sang Đức nhưng đã từng bị trục xuất

Kính chào Quý báo! Tôi hiện đang sống tại Việt Nam, 42 tuổi. Tôi có ông anh họ được phép ở lại Đức vô thời hạn. Anh ấy có ý muốn đón tôi sang Đức theo kiểu “hợp đồng lao động” (Anh có quán Bistro bán đồ ăn châu Á).Vậy tôi xin quý báo tư vấn cho tôi xem tôi có được sang Đức làm việc không và  gặp khó khăn gì?

Trước đây (1994-2003) tôi có tị nạn tại Đức và đã bị trục xuất về nước từ 8/2003. Trong thời gian sống ở Đức tôi có đi bán thuốc lá lậu, bị bắt và phạt tiền vài lần. Vậy trong trường hợp này tôi có đủ điều kiện để được sang Đức làm việc không?

Xin dược nhận lời tư vấn nhanh nhất từ Quý báo.

Tôi xin được cảm ơn và kính chúc sức khỏe.

Muốn sang Đức nhưng đã từng bị trục xuất

Trả lời: Theo điều §11 luật cư trú (§11 Aufenthalt G) khi bị trục xuất sẽ bị cấm nhập cảnh vào Đức và các nước EU trong khối EU vô thời hạn.

Muốn nhập cảnh vào Đức phải đệ đơn xin xoá lệnh cấm vào Đức và phải chi trả toàn bộ chi phí cho lần bị trục xuất đó gồm vé máy bay, chi phí cho công an áp tải nếu bị giam thì phải trả chi phí cho toàn bộ thời gian bị giam thủ tục giấy tờ và các vấn đề có liên quan đến lần bị trục xuất đó.

Trường hợp của anh đang ở VN anh có thể nhờ bà con người thân bên Đức đến văn phòng luật sư xin giấy uỷ quyền gửi về cho anh. Anh ký vào giấy và gửi sang cho văn phòng luật sư. Luật sư sẽ đệ đơn với sở ngoại kiều quản lý anh trước lúc anh bị trục xuất (thời gian từ 2 đến 4 tuần), anh sẽ nhận được thông báo quyết định anh phải trả bao nhiêu tiền chi phí cho lần bị trục xuất đó và quyết định cấm anh vào Đức đến thời điểm nào. Khi trả tiền xong và hết thời hạn bị cấm vào Đức anh mới có thể nhập cảnh vào Đức và các nước trong khối EU.

Muốn sang Đức làm việc anh phải có giấy phép cư trú (Aufenthaltstitel) và có giấy phép lao động (Arbeitsgenehmigung)

Để được cấp thị thực anh phải có:

1-     Hợp đồng lao động với doanh nghiệp thuê lao động tại Đức có ghi mức lương của người lao động

2-     Giấy phép kinh doanh có trích lục ĐK kinh doanh về sự tồn tại của hợp pháp của doanh nghiệp thuê lao động do cơ quan chức năng Đức cấp.

3-     Anh phải có bằng chứng trình độ chuyên môn chứng chỉ đào tạo nghề với thông tin về nội dung đào tạo, chúng nhận về ngành nghề đã làm trong đó nêu rõ nội dung công việc thực tế về trình độ kỹ thuật chuyên môn.

4-     Bảng tóm tắt quá trình học tập, công tác từ khi đi học tới nay

5-     Chứng chỉ ngoại ngữ

6-     Giấy chứng nhận sức khoẻ (đối với đầu bếp) và thực đơn nhà hàng tại Đức.

Tất cả các giấy tờ tiếng Việt phải được nộp kèm theo một bản dịch công chứng tiếng Đức. Theo điều 31 khoản 1 luật cư trú khi giải quyết hồ sơ lấy ý kiến của sở ngoại kiều nơi anh xin cấp thị thực dự định sang cư trú.

Đáp ứng được những quy định trên, anh có thể sang Đức cư trú và đi làm việc.

Chuyên gia tư vấn Bùi Quang Huy

Đọc thêm Giấy phép lao động cho người Đức

Trả lời trà Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.