Home Thủ tục + Form mẫu Thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là một hoạt động bắt buộc đối với người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài đã và đang cư trú ở Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục cấp lý lịch tư pháp khá đơn giản, cá nhân có nhu cầu có thể trực tiếp xin phiếu lý lịch tư pháp một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, người nước ngoài có thể thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến. Bài viết này sẽ giúp bạn tự làm lý lịch tư pháp mà không phải thông qua bất kỳ đại lý nào vì thông tin cung cấp xin lý lịch tư pháp đầy đủ form mẫu cần thiết.

Thủ tục xin lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo Luật lý lịch tư pháp 2009: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Vai trò của phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay, nhất là các đối tượng làm các thủ tục hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài, chẳng hạn như: đi du học, xin việc làm, định cư ở nước ngoài…. Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có các vấn đề pháp lý hình sự hay không; phiếu lý lịch tư pháp sẽ chứng minh tình trạng tiền án của đương sự theo yêu cầu của các cơ quan khi cần thiết.

Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước đánh giá tư cách đạo đức của công dân, xem xét việc xuất nhập cảnh, thôi, trở lại quốc tịch, được nuôi con hay không, cấp chứng chỉ hành nghề hay không, …

Đặc biệt, phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cá nhân có được phép tái hòa nhập cộng đồng trong trường hợp người từng có tiền án tiền sự. Đó là một căn cứ để các cơ quan nhà nước xem xét các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mức xử phạt trong tố tụng hình sự. Phiếu lý lịch tư pháp là căn cứ xác định việc bị can có tái phạm hay không.

Thành phần hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất theo mẫu của Sở tư pháp;

– Bản sao y giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài tại công an phường/xã nơi người nước ngoài cư trú.

– Hộ chiếu (bản gốc)

Nơi nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp:

Người nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin lịch tư pháp tại tại Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài cư trú.

Chẳng hạn, bạn sẽ nộp hồ sơ tại:

– Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh nếu người nước ngoài cư trú ở TPHCM

– Sở tư pháp Thành phố Hà Nội nếu người nước ngoài cư trú ở Hà Nội

– Sở tự pháp tỉnh Bình Dương nếu người nước ngoài ở Bình Dương

Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp trực tuyến:

Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở tư pháp các tỉnh/thành phố, hay nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện, hiện nay người nước ngoài có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua trang thông tin điện tử của chính phủ.

Bạn có thể truy cập vào trang website dưới đây để đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến:
https://lltptructuyen.moj.gov.vn.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu số 03/2013/TT-LLTP – Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho cá nhân. Đây là mẫu được ban hành theo thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp.

Áp dụng trường hợp đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp:

– Trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty… sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 (mẫu số 06/2013/TT-LLTP). Xem thêm giấy phép lao động tại đây hoặc https://giaypheplaodong.net.vn.

– Trường hợp người Việt Nam đi định cư tại nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài…sẽ được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (mẫu số 07/2013/TT-LLTP)

Nếu bạn là người nước ngoài đã và đang ở Việt Nam thì đánh dấu vào ô yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của Sơ tư pháp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở tư pháp tỉnh/thành phố

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ cần xác minh nhiều nơi thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc.

Thời hiệu của phiếu lý lịch tư pháp:

Phiếu lý lịch tư pháp có thời hiệu trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký.

Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài là một trong những giấy tờ quan trọng phải có, nhất là khi bạn muốn làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, bạn cần làm thủ tục xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài để nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ làm giấy phép lao động.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.