Home Kiến thức khác Sở LĐTBXH + Ban quản lý KKT, KCN Địa chỉ Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Địa chỉ Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Với mong muốn giúp mọi người tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như thông tin liên lạc của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, PNVT cập nhật các thông tin dưới đây một cách ngắn gọn nhất để các bạn có thể nắm được những điểm cốt lõi của cơ quan này. Ngoài ra, nếu các bạn cần hỗ trợ có thể lưu địa chỉ Bộ Lao động Thương binh và xã hội (Ministry of Labors, War Invalids and Social Affairs – MOLISA) dưới đây để khi cần có thể sử dụng.

địa chỉ bộ lao đông thương binh xã hội
Trụ sở Bộ lao đông thương binh xã hội

Giới thiệu sơ nét về Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Bộ Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan của Chính Phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Địa chỉ Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Địa chỉ: 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (024) 62703645 Fax:(024) 62703609

Email: banbientap@molisa.gov.vn

Website: http://www.molisa.gov.vn/

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Căn cứ nghị định số 14/2017/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được ban hành ngày 17/02/2017, thì Bộ Lao động Thương binh và xã hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

3. Trình thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, tiền lương

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực việc làm

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm)

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong tĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

12. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực người có công

13. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bảo trợ xã hội

14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực trẻ em

15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực bình đẳng giới

17. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê của Bộ, ngành.

18. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

19. Quản lý các hoạt động chuyên môn y tế trong các đơn vị thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có hoạt động y tế.

20. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về hoạt động dịch vụ sự nghiệp công

21. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

22. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

23. Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

25. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

26. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật.

28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Bộ Lao động Thương binh và xã hội được thành lập từ tháng 2 năm 1987. Cơ quan này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa chỉ đạo hướng dẫn và trực tiếp tổ chức các đơn vị hoạt động sự nghiệp về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên phạm vi cả nước.

4/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *