Home Kiến thức khác Sở LĐTBXH + Ban quản lý KKT, KCN Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long là cơ quan có chức năng tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục xin cấp mới, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài; thủ tục xin giấy xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, thông tin liên hệ và cơ cấu tổ chức của cơ quan này nhé.

Dịch thuật công chứng nhanh tại TPHCM

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở đâu

ban quản lý các khu công nghiệp vĩnh long

Lịch sử hình thành Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 163/1999/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 08 năm 1999, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, có chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Nghị định 164/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm.

Địa chỉ Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Khi cần liên hệ Ban quản lý Khu Công nghiệp Vĩnh Long , các bạn hãy lưu tâm các thông tin dưới đây:

Địa chỉ: 85 Trưng Nữ Vương, TX.Vĩnh Long, Vĩnh Long

Điện thoại: (070)3834800

Fax: (070)3820972

Email: vinhlongiz@hcm.vnn.vn

Website: http://portal.vinhlong.gov.vn/portal/wpbqlkcn/bqlkcn/page/index.cpx

Cơ cấu tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Cơ cấu tổ chức Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long

Chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long trong lĩnh vực việc làm, quản lý người lao động nước ngoài

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long là cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh Vĩnh Long.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Với lĩnh vực việc làm và quản lý người lao động nước ngoài, Ban Quản lý chịu trách nhiệm:

– Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh;

– Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tiếp nhận đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động, báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay |nghề có thời gian dưới 90 ngày theo ủy quyền của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội;

– Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động Thương binh và Xã hội;

– Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định pháp luật về lao động hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Nói một cách ngắn gọn trong lĩnh vực việc làm và quản lý người lao động nước ngoài, Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long sẽ giải quyết các thủ tục sau: 1) Cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 2) Cấp lại Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 3) Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; 4) Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; 5) Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *