Xin giấy phép lao động cho đầu bếp nấu ăn người nước ngoài cần nghiên cứu nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trường hợp chưa có kinh nghiệm xử lý thủ tục xin giấy phép lao động cho lao động làm việc ở vị trí lao động kỹ thuật, chức danh đầu bếp nấu ăn, thì hãy liên hệ ngay với PNVT nhé!
Điều kiện xin giấy phép lao động cho đầu bếp nước ngoài
Người sử dụng lao động VN muốn thành công xin giấy phép lao động cho đầu bếp nấu ăn người nước ngoài, thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Lao động kỹ thuật là đầu bếp phải có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Người lao động nước ngoài phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tương ứng với vị trí đầu bếp món ăn;
- Sức khỏe của đầu bếp người nước ngoài phù hợp với công việc tại VN;
- Đầu bếp nước ngoài không trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hay đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật VN.
- Được doanh nghiệp bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động
- Sở lao động chấp thuận cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động kỹ thuật – đầu bếp người nước ngoài.
- Đáp ứng điều kiện được quy định tại nghị định 152/2020/NĐ-CP:
Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Xin giấy phép lao động cho đầu bếp nấu ăn người nước ngoài
Thủ tục xin giấy phép lao động cho đầu bếp nấu ăn nước ngoài được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng đầu bếp nấu ăn nước ngoài, người sử dụng lao động phải lập báo cáo giải trình theo mẫu số 01/PLI hoặc Mẫu số 02/PLI tùy trường hợp, (đính kèm bản sao giấy đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập) và gửi đến một trong các cơ quan sau:
- Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời hạn xử lý: trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả: cấp công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Nếu bị từ chối sẽ nhận được văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin giấy phép lao động cho đầu bếp nước ngoài
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động – mẫu số 11/PLI;
- Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc ở vị trí đầu bếp từ 03 năm trở lên(nếu có văn bằng/chứng chỉ đào tạo tương ứng). Trường hợp không có bằng cấp thì cần chuẩn bị văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên;
- Chứng nhận khám sức khỏe;
- Lý lịch tư pháp;
- Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài(đã được cấp ở bước 1);
- Giấy đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập của đơn vị bảo lãnh;
- 02 ảnh màu của đầu bếp nước ngoài với kích thước 4x6cm;
- Hộ chiếu của đầu bếp người nước ngoài
Thẩm quyền xét cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Bộ Lao động thương binh và xã hội;
- Sở Lao động thương binh và xã hội.
Thời hạn thực hiện: trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày đầu bếp nước ngoài đến làm việc tại VN.
Thời gian xử lý: trong 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp nào miễn giấy phép lao động cho đầu bếp nước ngoài?
Đầu bếp nước ngoài làm việc tại VN theo vị trí lao động kỹ thuật, có thể được miễn xin giấy phép lao động, nếu thuộc các trường hợp sau:
- Chỉ làm việc với thời gian dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
- Đã kết hôn với công dân Việt Nam và đang sinh sống trên lãnh thổ VN.
Người sử dụng lao động tuyển dụng đầu bếp nước ngoài thuộc diện được miễn trừ, thì chỉ cần chuẩn bị báo cáo theo mẫu và một số giấy tờ đính kèm (theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP). Sau đó, gửi đến Bộ/Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, trước ngày đầu bếp dự kiến làm việc 03 ngày, là đã hoàn tất thủ tục.
Nếu muốn xin giấy phép lao động cho đầu bếp nấu ăn người nước ngoài hoặc làm báo cáo miễn trừ đương nhiên một cách chuẩn xác, nhanh chóng và tiết kiệm nhất, hãy gọi ngay vào số Hotline của PNVT nhé!.
Xem thêm: