Home Điều cần biết Quy định về giấy phép lao động (15 điều cần biết) – PNV

Quy định về giấy phép lao động (15 điều cần biết) – PNV

Bạn đang phân vân xin giấy phép lao động? Không biết hồ sơ giấy phép lao động gồm những gì? Hồ sơ giấy phép lao động bị từ chối bằng công văn? Bạn nên đọc bài viết dưới đây, để phòng hờ các tình huống liên quan đến thanh tra nhà nước. Đồng cảm cùng tâm trạng của bạn, 15 điều cần biết về Giấy phép lao động dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những điều đáng tiếc trong việc thực hiện thủ tục, lựa chọn được giải pháp tốt nhất khi làm giấy phép lao động vì chúng tôi là Chuyên gia giải quyết tình huống khó.

quy định về giấy phép lao động

Giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động (work permit) là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động nước ngoài. GPLĐ cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, hay nói khác đi, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

Mẫu giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mẫu giấy phép lao động được thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH quy định,  có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao. Nội dung mẫu giấy phép lao động theo Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

Phạt hành chính khi làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ

Nếu người nước ngoài (NNN) làm việc mà không có GPLĐ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính, kèm theo hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1-3 tháng tùy theo mức độ vi phạm. Mức phạt có thể gấp 20-50 lần chi phí làm một GPLĐ cho người lao động nước ngoài ở Việt Nam, nếu bị thanh tra nhà nước phát hiện.

Còn hình thức xử lý với người lao động khi làm việc không có giấy phép lao động trên 3 tháng là sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).

Lợi ích của Giấy phép lao động mang lại?

  • Được việc hợp pháp làm việc tại Việt Nam, không phải lo lắng khi cơ quan chức năng điều tra
  • Được pháp luật Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình: được xác nhận kinh nghiệm làm việc hoặc lý lịch tư pháp Việt Nam nếu có yêu cầu, và được hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lao động liên quan… theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Thuận lợi xin thẻ tạm trú (TTT) 2 năm, sau đó dùng thẻ tạm trú để mở tài khoản ngân hàng, đổi bằng lái xe, thậm chí mua căn hộ tại Việt Nam.
  • Được quyền đưa vợ (chồng), con dưới 18 tuổi sang Việt Nam cùng sinh sống. Xem thêm giấy phép lao động TPHCM

Người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam theo hình thức nào?

Trước khi làm giấy phép lao động, bạn cần xác định hình thức làm việc của người lao động nước ngoài, cụ thể:

  • Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động;
  • Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Người vào làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Người nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Người vào Việt Nam chào bán dịch vụ;
  • Người làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Người nước ngoài vào Việt Nam là tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Người nước ngoài làm việc ở vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Người lao động nước ngoài tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 thì thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Quy trình và thủ tục làm giấy phép lao động

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép lao động là một quá trình rất phức tạp và thành phần hồ sơ luôn thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm, chính vì vậy để xin được giấy phép lao động, đòi hỏi phải thật hiểu biết về giấy phép lao động thì mới xin được.Dưới đây là quy trình xin cấp giấy phép lao động cơ bản.

1. Xác định nhu cầu cần tuyển dụng người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp (vị trí công việc cần tuyển này hiện không có người Việt Nam nào có thể đáp ứng). Thời gian thực hiện thủ tục là trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động

2. Chuẩn bị và xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Bước 1: Kiểm tra và xem xét 5 điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam gồm:

  1. Người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có giấy khám sức khỏe đảm bảo phù hợp với yêu cầu công việc.
  3. Có giấy tờ, bằng cấp chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  5. Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Bước 2: Hồ sơ xin cấp giấy phép cơ bản gồm những loại giấy tờ, văn bản sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
  • Giấy khám sức khỏe
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • 02 hình 4cm x6cm
  • Hộ chiếu
  • Bằng cấp
  • Xác nhận kinh nghiệm làm việc
  • Một số giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể

Lưu ý: những giấy tờ do nước ngoài cấp cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp

Bước 3. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động: trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan giải quyết thủ tục nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Tại đây, có 2 trường hợp:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ hồ sơ được cơ quan chức năng tiếp nhận, và sẽ ra phiếu biên nhận
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thành phần hồ sơ cho đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bước 4. Nhận kết quả và hoàn tất thủ tục

  • Sau khi xem xét hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo 2 hình thức:
    • Cấp giấy phép lao động nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
    • Ra văn bản thông báo về tình hình hồ sơ, và yêu cầu kiểm tra lại

Nếu được cấp giấy phép lao động mà người này làm việc theo hình thức hợp đồng lao động thì doanh nghiệp và người lao động nước ngoài phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Và trong vòng 5 ngày sau khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp phải gửi bản sao hợp đồng lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động.

Quy định về việc làm giấy phép lao động

Nhiều người nghiên cứu các quy định trước khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động. Để giúp họ không phải mò mẫm trong”biển “các quy định pháp luật, chúng tôi sẽ liệt kê các văn bản có liên quan đến việc làm giấy phép lao động  dưới đây:

  • Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020
  • Nghị định 11/2016/NĐ-C, ngày 03 tháng 02 năm 2016
  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 02 năm 2016
  • Thông tư số 35/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016
  • Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/8/2017
  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012
  • Bộ Luật lao động số 45/2019/QH-14 ngày 20/11/2019
  • Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 11/2016/NĐ-CP

Hồ sơ làm giấy phép lao động phải gửi đến cơ quan nào giải quyết?

Trên địa bàn mỗi tỉnh thành ở Việt Nam đều có cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Thông thường là các cơ quan sau:

  • Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
  • Ban Quản lý khu công nghiệp/ khu kinh tế/ khu chế xuất
  • Ban Quản lý khu công nghệ cao

Doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Sở thì nộp hồ sơ tại Sở. Doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Ban nào thì nộp hồ sơ ở Ban đó.

Liên quan giữa GPLĐ và thẻ tạm trú, visa, dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS)

Đây là mối tương quan mật thiết với nhau, không thể tách rời một khi có các trường hợp sau xảy ra:

  • Trong khâu xin GPLĐ: yêu cầu thành phần hồ sơ tiếng nước ngoài bắt buộc phải được dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, rồi công chứng bản dịch. Đây là một chuỗi dịch vụ không thể tách rời nhau.
  • Trong khâu xin TTT: bắt buột phải có GPLĐ thì mới xin được TTT.
  • Trong khâu HPHLS: tài liệu bắt buộc phải được dịch thuật trước khi HPHLS.
  • Trong khâu công chứng tư pháp: Hồ sơ tiếng nước ngoài phải được HPHLS thì mới được công chứng bản dịch.
  • Trong quá trình xin GPLĐ: bắt buộc phải xin visa trước khi xin GPLĐ khi NNN nhập cảnh vào Việt Nam.

Hình thức nộp hồ sơ và việc chọn làm giấy phép lao động

Bạn có thể nộp hồ bằng các hình thức sau:

  • Cách 1: nộp hồ sơ trực tuyến, gửi hồ sơ qua đường bưu điện, nghĩa là không trực tiếp nộp hồ sơ.
  • Cách 2: nôp hồ sơ trực tiếp, nghĩa là đến tận trụ sở cơ quan  tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục
  • Cách 3: Sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động, nghĩa là ủy quyền cho công ty dịch vụ hỗ trợ làm giấy phép lao động.

Tùy theo hoàn cảnh, cái gì tiện thì làm. Nhiều khi các bạn có đủ hồ sơ nhưng lại không có thời gian thực hiện thủ tục thì hãy đến với dịch vụ làm giấy phép lao động. Hoặc nếu không có thời gian trực tiếp nộp hồ sơ thì có thể sử dụng cách nộp hồ sơ trực tuyến. Và trường hợp hồ sơ có những vướng mắc cần có chuyên gia hỗ trợ giải quyết thủ tục thì nên đến với dịch vụ làm giấy phép lao động, bởi họ biết cách tháo gỡ, xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Lệ phí làm giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 thì lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một trong những khoản lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tùy theo từng địa phương mà mức lệ phí làm giấy phép lao động sẽ khác nhau. Theo bảng mức lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam thì mức phí cấp mới giấy phép lao động sẽ dao động trong khoảng từ 400.000 – 1.000.000 đồng Việt Nam; cấp lại giấy phép lao động sẽ giao động trong mức từ 300.000 – 800.000 đồn Việt Nam.

Khó khăn khi tự làm giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Không phải ai cũng thuận lợi trong việc làm giấy phép lao động, và cũng không phải ai cũng có sẵn một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong khi đó, đây là một thủ tục khá phức tạp, phải trải qua khá nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp, người nước ngoài thường gặp những khó khăn sau:

  • Hồ sơ thiếu giấy tờ, hồ sơ chưa hoàn chỉnh, đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật
  • Chưa biết cách chuẩn bị,  xử lý hồ sơ,  có thể kéo dài thời gian, chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục (ví dụ: không biết dịch thuật, công chứng tài liệu, hợp pháp hóa lãnh sự nên chọn dịch thuật 1 công ty, hợp pháp hóa lãnh sự 1 công ty,…)
  • Không có nhiều kinh nghiệm giải quyết hồ sơ
  • Lúng túng trong quy trình thực hiện thủ tục
  • Không nắm chắc tỷ lệ đầu hồ sơ vì ko phải là chuyên gia trong lĩnh vực này
  • Mất nhiều thời gian, công sức và phát sinh chi phí không đáng có

Do đó, để đảm bảo kết quả nhưng tiết kiệm thì hãy sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động tại công ty có uy tín. Vì đó là nơi xử lý trọn gói hồ sơ, chỉ cần gửi hồ sơ và làm theo một số hướng dẫn của chúng tôi. (Dĩ nhiên cũng tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh cụ thể mà PNVT sẽ nhận hỗ trợ).

Dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín, đảm bảo 100% ở 32 tỉnh thành phố (từ Đà Nằng trở vào Nam)

Với 13 năm kinh nghiệm, dịch vụ làm giấy phép lao động đảm bảo 100%, và mệnh danh là CHUYÊN GIA GIẢI QUYẾT HỒ SƠ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, PNVT đã và đang cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động tại các tỉnh dưới đây:

  • Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ
  • Các tỉnh miền Trung Nam Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Đak Lak, Khánh Hòa, Đắc Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận

Địa chỉ làm giấy phép lao động uy tín, đảm bảo 100% các tỉnh từ Đà Nằng trở vào Nam

Đến với PNVT các bạn được:

  • Xử lý hồ sơ nhanh chóng
  • Nhận kết quả giấy phép lao động sớm so với cách tự làm thủ tục
  • Tư vấn giải quyết triệt để mọi trường hợp hồ sơ bao gồm trường hợp đặc biệt
  • Đảm bảo Giấy phép lao động là thật 100%
  • Luôn tư vấn giải pháp tiết kiệm nhất vì lợi ích của khách hàng.
  • Phí dịch vụ hợp lý, thống nhất
  • Không phải làm gì nhiều cả
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, tránh phát sinh chi phí không đáng có

Kết luận: Tất cả những dịch vụ dưới đây đều liên quan mật thiết đến GPLĐ. Click Phần Cuối Trang web để xem thêm dịch vụ liên quan đến 10 điều cần biết về Giấy phép lao động

Đăng ký tư vấn miễn phí thủ tục làm giấy phép lao động tại PNVT

Nhiều trường hợp có những vướng mắc, bạn không biết hỏi ai, hoặc dù đã nghiên cứu quy định pháp luật, tìm hiểu trên mạng Internet nhưng vẫn chưa thấu đáo về thủ tục, ngay cả khi chưa thỏa mãn với các câu trả lời của các công ty dịch vụ, những người trực tiếp tiếp nhận hồ sơ thì có thể đăng ký tư vấn miễn phí thủ tục làm giấy phép lao động tại PNVT.

Có 2 cách đăng ký tư vấn miễn phí thủ tục làm giấy phép lao động ở Việt Nam như sau:

  • Cách 1: Gọi điện trực tiếp đến văn phòng hoặc chát zalo với chuyên gia làm giấy phép lao động của chúng tôi
  • Cách 2: gửi email yêu cầu được tư vấn, PNVT sẽ gọi lại liền cho bạn.

Các bạn cũng có thể comments ở phần dưới bài viết này, nếu bạn cảm thấy cách này sẽ thuận tiện cho các bạn.

Nếu Bạn gặp khó khăn về việc thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động / quy định về giấy phép lao động hoặc muốn sử dụng dịch vụ trên hay một vài những dịch vụ có liên quan (dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng tư pháp, gia hạn visa, xin cấp thẻ tạm trú…), thì hãy liên hệ với chuyên gia làm Giấy Phép Lao Động tại PNVT chúng tôi. Chúng tôi rất vui vì có thể góp phần đồng hành hỗ trợ giải quyết vấn đề của  Bạn!

5/5 - (1 bình chọn)