Home Kiến thức GPLĐ Các trường hợp xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Các trường hợp xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp gồm nhiều đối tượng, nhiều trường hợp khác nhau. Nếu xét về trường hợp thì có hình thức xin cấp mới, cấp lại, gia hạn, xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu xét về đối tượng thì gồm 2 đối tượng là thuộc diện cấp giấy phép lao động và không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các đối tượng ấy được xác định như thế nào? Mẫu hồ sơ cần khai khi thực hiện thủ tục là gì? Và những kinh nghiệm nào cần lưu ý khi làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

các trường hợp xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp với trường hợp thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động

Xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp với trường hợp thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động được pháp luật Việt Nam quy định rõ như sau:

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

đối tượng diện cấp giấy phép lao động

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì bạn cần khai mẫu văn bản sau:

Mẫu số 1 – thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH -– Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Mẫu số 7 – thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH – Mẫu đơn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thường thì với hồ sơ cấp mới, hồ sơ gia hạn phải kèm theo 2 mẫu trên, riêng hồ sơ cấp lại thì không cần bổ sung mẫu số 1, và dĩ nhiên tùy theo từng thời điểm mà các quy định có sự thay đổi nhất định, do đó, bạn hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và cập nhật thông tin mới nhất nhé.

Xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp với trường hợp thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động

Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải, … là đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

đối tượng miễn giấy phép lao động

Khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay thủ tục xin miễn giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì bạn cần khai mẫu văn bản sau:

Mẫu số 1 – thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH – Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Mẫu số 5 – thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Xem và tải mẩu hồ sơ tại đây.

Kinh nghiệm xương máu khi làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Làm giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng và làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam nói chung cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

1) Hỏi ý kiến chuyên gia làm giấy phép lao động: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, vì các quy định thì thường xuyên có sự thay đổi, mà việc đọc các văn bản luật thì khó lòng có thể biết được thành phần hồ sơ cần chuẩn bị vì các quy định đều khá chung chung, với những người không quen thuộc với việc đọc luật thì việc nắm được những nội dung cốt yếu, những thành phần hồ sơ quan trọng cần chuẩn bị trong văn bản luật là một điều rất khó. Mặt khác, mỗi trang web lại có phần mô tả thành phần hồ sơ khác nhau, tùy theo từng thời điểm. Do đó để cập nhật thông tin mới nhất về thành phần hồ sơ, biết rõ việc cần làm khi thực hiện thủ tục thì cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên gia dù bạn tự làm hay cần sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép lao động tại các công ty cung cấp dịch vụ có uy tín tại Việt Nam.

kinh nghiêm xử lý giấy phép lao động di chuyển nội bộ

2) Thông minh trong việc lựa chọn giải pháp: tùy từng trường hợp, tùy từng thời điểm mà lựa chọn giải pháp tự làm hay sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động. Có hồ sơ tưởng đầy đủ thành phần, có thể tự làm thì lại rớt giấy phép lao động; có hồ sơ tự làm thì tiết kiệm chi phí; có hồ sơ tự làm khiến phát sinh khá nhiều chi phí do bạn không đủ kinh nghiệm xem xét, đánh giá, thực hiện thủ tục. Do đó phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn giải pháp.

3) Kiểm soát thời gian khi thực hiện thủ tục: bạn phải luôn sắp xếp thời gian để xử lý, xem xét hồ sơ, tìm hiểu quy trình thực hiện thủ tục, vì nếu không tuân thủ thời gian theo quy định thì hồ sơ sẽ bị từ chối, trả về. Việc thông minh sắp xếp thời gian xử lý hồ sơ sẽ rút ngắn quá trình xử lý, tránh được những phát sinh không đáng có về công sức và kinh phí thực hiện thủ tục.

Trường hợp bạn có những khó khăn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia của PNVT. PNVT với hơn 11 năm kinh nghiệm, hiện đang cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động ở 32 tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Cà Mau, chúng tôi có thể đảm bảo tư vấn đúng trọng tâm và hỗ trợ bạn xử lý triệt để mọi vấn đề của hồ sơ cho quý khách hàng. Hãy gọi ngay cho PNVT chúng tôi khi các bạn thật sự cần một chuyên gia hàng đầu tại TPHCM tư vấn và hỗ trợ nhé.