Hỏi: Người LĐNN làm việc cho doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam theo hình thức làm việc trực tuyến và không vào Việt Nam thì có phải đề nghị cấp GPLĐ hay không?
Đáp: Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động, người LĐNN làm việc tại Việt Nam phải “có GPLĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này”. Đối chiếu với quy định, trong trường hợp người LĐNN không vào Việt Nam làm việc thì không
phải đề nghị cấp GPLĐ.
Hỏi: Người LĐNN chưa vào Việt Nam có được cấp GPLĐ hay không?
Đáp: Tại Điều 151 Bộ luật Lao động về điều kiện người LĐNN làm việc tại Việt Nam, trong đó quy định người LĐNN phải có GPLĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người LĐNN và chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định thì gửi hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ đến Sở LĐ-TBXH Thành phố Hồ Chí Minh để được tiếp nhận và xem xét, giải quyết.
Hỏi: Công ty đã được Sở LĐ-TBXH chấp thuận vị trí công việc – chức danh công việc: Chuyên gia – Chuyên viên Marketing, thời hạn làm việc từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024; vị trí công việc này Công ty đã sử dụng đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ. Trong tháng 12/2023, Công ty có nhu cầu sử dụng thêm người LĐNN ở vị trí – chức danh công việc là Lao động kỹ thuật – Nhân viên bảo trì hệ thống điện. Như vậy Công ty sẽ thực hiện giải
trình theo Mẫu 01/PLI hay Mẫu 02/PLI?
Đáp: Trong trường hợp này, Công ty sẽ áp dụng Mẫu 02/PLI để giải trình cho vị trí – chức danh công việc là Lao động kỹ thuật – Nhân viên bảo trì hệ thống điện.
Lý do sử dụng Mẫu 02/PLI, do công ty đang có sử dụng 01 người lao động nước ngoài, trong tháng 12/2023 sẽ có nhu cầu tuyển thêm, điều này có nghĩa là Công ty có thay đổi về số lượng, vị trí công việc so với thời điểm đầu tháng 01/2023.
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động 2023-NĐ 70/2023/NĐ-CP
- 6 Mẫu mới về lao động nước ngoài: Nghị định 70/2023/NĐ-CP