Home Tin tức Khấu trừ thuế TNDN đối với khoản chi phí tiền lương cho NNN

Khấu trừ thuế TNDN đối với khoản chi phí tiền lương cho NNN

Thị trường lao động Việt Nam không ngừng phát triển và sôi động hơn bao giờ hết. Sau khi nền kinh tế dần được phục hồi các quy định nhập cảnh cho lao động nước ngoài cũng dần được nới lỏng như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Đảm bảo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài đối với doanh nghiệp tại Việt Nam.

Vậy quy định về các vấn đề liên quan đến tiền lương nước ngoài được hiểu như thế nào? Khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) được áp dụng với hình thức lao động nào? Cách hiểu về việc thu bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tìm hiểu ngay tại bài viết này!

Quy định về tiền lương đối với lao động nước ngoài

Chi phí lương sẽ được người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động khi hai bên tiến hành giao kết. Mức lương tối thiểu dành cho lao động nước ngoài sẽ không có bất kì khác biệt so với người lao động Việt.

lao động nước ngoài

Tiền lương trả cho người nước ngoài không những căn cứ dựa trên hợp đồng lao động mà còn cần đảm bảo các yếu tố liên quan như quốc tịch của người lao động, vị trí công việc thực hiện tại Việt Nam và trình độ chuyên môn… Trường hợp doanh nghiệp trả lương không đúng theo quy định sẽ bị cơ quan thuế điều tra và xử lý vi phạm.

Theo quy định tại khoản 2, Điều 95 Bộ luật lao động 2019, doanh nghiệp tại Việt Nam được phép chi trả tiền lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua phương thức chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt.

Khấu trừ thuế TNDN đối với khoản chi lương cho người nước ngoài

Trường hợp chưa có giấy phép lao động

Theo Công văn số 357/TCT-CS ban hành ngày 30/1/2019 của Tổng cục thuế có hướng dẫn: Trường hợp doanh nghiệp tại Việt Nam thuê người nước ngoài làm việc nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động thì chưa có đủ cơ sở tính vào chi phí được trừ vào thuế thu nhập của doanh nghiệp đã tuyển dụng.

Trường hợp làm việc tại Việt Nam với hình thức bổ nhiệm

Hình thức sử dụng thư bổ nhiệm để đưa người lao động nước ngoài về Việt Nam làm việc không còn xa lạ. Tuy nhiên, nội dung thư bổ nhiệm sẽ không được đầy đủ như bản hợp đồng nên trong một số trường hợp cơ quan thuế sẽ từ chối việc sử dụng thư bổ nhiệm để làm căn cứ chứng minh chi phí khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chẳng hạn như theo quy định tại Công văn 404/CT-TTHT của Cục thuế tỉnh Đồng Nai không chấp thuận phương thức sử dụng thư bổ nhiệm để khấu trừ thuế, chỉ áp dụng với trường hợp lao động có hợp đồng đi kèm.

Trường hợp làm việc tại Việt Nam thông qua HĐLĐ

Hợp đồng là căn cứ xác đáng nhất khi thiết lập quan hệ lao động, trong văn bản sẽ quy định cụ thể các điều khoản về tiền lương, nghĩa vụ và quyền của các bên…Do đó sẽ đủ khả năng làm minh chứng khấu trừ thuế cho tiền lương của lao động nước ngoài. Nhìn chung, các Cục thuế tại Việt Nam đều công nhận căn cứ khấu trừ này.

Bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài

Theo Công văn hướng dẫn của Bộ LĐTBXH số 1064/LĐTBXH-BHXH, lao động nước ngoài sẽ bắt buộc đóng Bảo hiểm xã hội khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề/ giấy phép hành nghề được cơ quan chức năng tại Việt Nam cấp
  • Hình thức lao động thông qua hợp đồng không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam
  • Nam chưa đủ 60 tuổi, nữ chưa đủ 55 tuổi
  • Không thuộc nhóm đối tượng di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP(bao gồm giám đốc điều hành, nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật…).

Do đó, doanh nghiệp tại Việt Nam không cần quá lo lắng về chi phí dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của đơn vị. Lao động nước ngoài chỉ bắt buộc tham gia bảo hiểm khi và chỉ khi đáp ứng các điều kiện trên.

Nếu bạn có thêm thắc mắc về hình thức làm việc hay chi phí lương của lao động nước ngoài thì liên hệ ngay để được PNVT tư vấn nhé!

5/5 - (2 bình chọn)