Quá trình hội nhập trên thế giới đã và đang hình thành nên dòng dịch chuyển lao động giữa các khu vực, quốc gia. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển nên rất có tiềm năng thu hút lao động nước ngoài. Sự gia tăng này cũng có những tác động tiêu cực, rủi ro nếu quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam quá lỏng lẻo.
Nhà nước luôn phải siết chặt các hoạt động quản lý để đảm bảo quyền lợi cho lao động phổ thông trong nước và bảo vệ quyền và lợi ích của lao động nước ngoài. Thông qua một số chính sách được ban hành về điều kiện, trách nhiệm hay xử phạt có thể xác định được hệ thống quản lý lao động nước ngoài cần tuân thủ.
Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều kiện người lao động cần đáp ứng theo quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam là:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu công việc dự kiến tham gia
- Đảm bảo trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề, kinh nghiệm làm việc tương ứng
- Có đủ sức khỏe theo quy định để đáp ứng công việc
- Lý lịch đảm bảo không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc còn trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam/nước ngoài.
- Đã được cấp giấy phép lao động hợp pháp, trừ trường hợp được miễn
Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động
Doanh nghiệp/đơn vị tuyển dụng là chủ thể có nhu cầu và trực tiếp sử dụng lao động nước ngoài vì thế trách nhiệm quản lý được pháp luật quy định trong Bộ Luật Lao động 2019. Cụ thể:
- Chỉ được tuyển chọn, sử dụng lao động nước ngoài với các vị trí mà người Việt không thể đảm nhận như quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật
- Người sử dụng lao động phải lập báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản
- Làm thủ tục xin giấy phép lao động hoặc xin xác nhận không thuộc diện cấp phép cho người nước ngoài
- Quản lý, hướng dẫn cho người nước ngoài hiểu rõ về quy định khi làm việc tại Việt Nam.
Xử phạt vi phạm về quy định quản lý nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP trường hợp vi phạm quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam có thể bị xử phạt như sau:
- Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi vi phạm quy định liên quan đến cấp giấy phép lao động, báo cáo về lao động nước ngoài…tùy theo trường hợp cụ thể
- Người lao động nước ngoài có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi làm việc không có giấy phép mà không được miễn trừ hoặc giấy phép lao động đã hết hiệu lực. Đồng thời còn có phải chịu hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam.
Vì thế trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam để đảm bảo quá trình làm việc không vướng phải lỗi vi phạm để bị xử phạt.
Hỗ trợ làm giấy phép lao động, xin xác nhận miễn trừ
Như đã diễn giải ở trên, bạn cần nắm rõ các quy định liên quan đến điều kiện và quy trình đưa lao động nước ngoài về Việt Nam làm việc để phù hợp với các chính sách quản lý của nhà nước đã ban hành.
Trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ chức năng hay không có đủ thời gian để làm giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc cấp giấy phép thì có thể liên hệ ngay cho PNVT để được hỗ trợ.
Chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách trải nghiệm dịch vụ chất lượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Đảm bảo thành công cao trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người nước ngoài nhanh chóng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam có thể gọi ngay cho chúng tôi qua số HOTLINE để được tư vấn nhé!