Nghị định 46/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Ngày 17/06/2011 Chính phủ ban hành nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Nghị định này quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.Ngoài 10 đối tượng là tổ chức doanh nghiệp được tuyển dụng người nước ngoài theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2008/NĐ-CP thì nghị định 46/2011/NĐ-CP quy định thêm 04 đối tượng là “Hội, hiệp hội doanh nghiệp” “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh” hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng được phép sử dụng người lao động nước ngoài và có quyền xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.Ngoài 7 trường hợp được không phải xin giấy phép lao động theo khoản 1 Điều 9 34/2008/NĐ-CP thì Nghị định 46/2011/NĐ-CP mở rộng diện người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam đó là các trường hợp:– Trưởng văn phòng đại diện, trưởng văn phòng dự án hoặc người nước ngoài được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam.
– Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi các ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới của 11 ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ thông tin; dịch vụ xây dựng; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; dịch vụ y tế; dịch vụ du lịch; dịch vụ văn hóa giải trí và dịch vụ vận tải;
– Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
– Người nước ngoài đã được bộ ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điểm mới nổi bất của nghị định là về việc cấp thị thực tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 15a Nghị định 46/2011/NĐ-CP quy định rõ về trách nhiệm của Bộ công an trong việc cấp visa thị thực cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thực hiện cấp thị thực cho người nước ngoài khi đã được cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động hoặc cấp lại giấy phép lao động.
Tuy nhiên quy định rõ trách nhiệm của Bộ công an là không cấp thị thực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động đã hết hiệu lực hoặc vô hiệu cùng với đó là buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với người nước ngoài khi chưa được cấp giấy phép lao động.
Nghị định thể hiện rõ việc tăng cường quản lý chặt chẽ người nước ngoài lao động và cư trú tại Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập đầy đủ với nền kinh tế và văn hóa thế giới.
Với cơ sở pháp lý như vậy thì việc sử dụng quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ đảm bảo sự chặt chẽ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động
Hiện nay một trong những khó khăn trong thủ tục giấy phép lao động là quy định bắt buộc trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, đơn vị tuyển dụng lao động phải đăng thông báo tuyển dụng trước ít nhất 30 ngày trên 01 số báo trung ương và 01 số báo địa phương nêu rõ nội dung tuyển dụng, vị trí, số lượng, yêu cầu chuyên môn,….
Đây là một khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp. Để giải quyết điều này quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để chúng tôi có thể giải quyết giúp bạn đảm bảo việc xin giấy phép lao động diễn ra nhanh chóng hiệu quả.