Xin giấy phép lao động cho nhà quản lý làm việc tại Việt Nam không hề dễ dàng. Mỗi trường hợp sẽ giải trình và chuẩn bị thành phần hồ sơ khác nhau. Các doanh nghiệp thiếu hoặc không có kinh nghiệm xử lý thủ tục thì tỷ lệ đậu hồ sơ rất thấp.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thêm cái nhìn mới và tích lũy thêm chút kinh nghiệm xin giấy phép lao động cho nhà quản lý làm việc tại Việt Nam.
Nhà quản lý doanh nghiệp là gì?
Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức (Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Khoản 24, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Bạn biết gì về việc xin giấy phép lao động cho nhà quản lý?
Nhà quản lý có thời gian làm việc liên tục trên 3 tháng là 1 trong những nhóm được quy định xin giấy phép lao động. Có trường hợp nhà quản lý có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh, có trường hợp thì không có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Chức vụ của nhà quản lý thường là giám đốc, tổng giám đóc, phó giám đốc, trưởng văn phòng đại diện, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị…. Họ có thể làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp hoặc làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý với từng hình thức làm việc cũng sẽ khác nhau.
Việc nghiên cứu hàng loạt các văn bản pháp luật (nghị định 152/2020/NĐ-CP,…) cũng không thể giúp các doanh nghiệp xin giấy phép lao động cho nhà quản lý một cách dễ dàng. Phải đi vào thực tiễn với các trường hợp xin giấy phép lao động cho các nhà quản lý khác nhau thì mới có thể thông suốt và thấu hiểu các dạng hồ sơ và cách thức chuẩn bị giấy tờ phù hợp.
Trình tự hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Bước 1: giải trình
Trước khi tiến hành xin giấy phép lao động, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ở vị trí nhà quản lý làm việc tại doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm: Mẫu 01/PLI, giấy phép đăng ký kinh doanh
Thời gian nộp hồ sơ: trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động
Kết quả: Công văn chấp thuận cho phép sử dụng nhà quản lý nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (điều kiện là hồ sơ trên giải trình hợp lệ, đầy đủ, đúng quy định)
Cơ quan giải quyết thủ tục: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố giải quyết trong khoảng 10 ngày làm việc
Cách thức thực hiện: Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp online.
Bước 2: xin giấy phép lao động
Thành phần hồ sơ gồm:
- Công văn chấp thuận vị trí công việc sử dụng nhà quản lý nước ngoài (kết quả của bước 1)
- Mẫu 11/PLI
- Giấy khám sức khỏe (do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp), có giá trị mới nhất trong 12 tháng.
- Phiếu lý lịch tư pháp (do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp), có giá trị mới nhất trong 6 tháng. Một số trường hợp không cần bổ sung thành phần hồ sơ này.
- Hộ chiếu và visa của nhà quản lý nước ngoài còn thời hạn (sao y)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (sao y)
- 02 ảnh màu, kích thước 4×6cm
- Bằng đại học trở lên hoặc bằng cấp tương đương
- Giấy xác nhận kinh nghiệm quản lý nước ngoài
- Một số trường hợp nhà quản lý cần bổ sung giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh; Thư hoặc quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ; điều lệ công ty.
Lưu ý: giấy tờ do nước ngoài cấp cần dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
Thời gian nộp hồ sơ: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố
Thời gian giải quyết thủ tục: khoảng 5-15 ngày tùy từng địa phương và thời điểm cụ thể
Hình thức nộp hồ sơ: online hoặc trực tiếp
Kết quả: giấy phép lao động (điều kiện hồ sơ hợp lệ đầy đủ được Sở Lao động chấp thuận)
Mấu chốt của việc xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Xin giấy phép lao động cho nhà quản lý khó khăn nằm ở bước giải trình và xác định trường hợp, lựa chọn hướng giải quyết, chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động, cụ thể:
Giải trình không ra được vai trò, sự cần thiết phải có sự tham gia của nhà quản lý với kinh nghiệm làm việc phù hợp thì không được Sở lao động chấp thuận cho phép sử dụng người lao động nước ngoài làm việc. Dĩ nhiên, không đậu công văn chấp thuận thì cũng không thể xin giấy phép lao động, vì công văn chấp thuận là một thành phần hồ sơ quan trọng khi xin giấy phép lao động.
Mặc dù nhà quản lý có thành phần hồ sơ nhất định, song lại rất chi tiết, phức tạp và đa dạng, bởi các trường hợp nhà quản lý xin giấy phép lao động khác nhau. Chẳng hạn:
- Trường hợp nhà quản lý có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh thì hồ sơ khác với trường hợp không có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Trường hợp nhà quản lý làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động khác với trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp/ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ.
- Đặc biệt là phải quan tâm đến kinh nghiệm quản lý có phù hợp với vị trí sẽ làm việc hay không.
Kinh nghiệm
Theo chia sẻ của nhiều khách hàng đến với PNVT, chúng tôi nhận thấy: Tự làm giấy phép lao động thì Tỷ lệ đậu hồ sơ giải trình, xin giấy phép lao động khoảng 40%. Đa phần phải đi lại bổ sung hồ sơ nhiều lần, mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Để doanh nghiệp tự giải trình, tự nộp hồ sơ thì có lẽ sẽ rất tốn kém cả về tiền bạc và công sức, mà quan trọng là có thể trễ nải kế hoạch, chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang có vướng mắc, muốn làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý làm việc tại Việt Nam. Hãy gọi ngay HOTLINE của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ từ A-Z nhé.