Home Kiến thức GPLĐ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ BẮT BUỘC ÁP DỤNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM ?

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ BẮT BUỘC ÁP DỤNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM ?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ BẮT BUỘC ÁP DỤNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM ?

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động, hoặc chứng chỉ hành nghề, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. (Theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 2, điều 2). Tuy nhiên bảo hiểm xã hội Việt Nam có bắt buộc áp dụng cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam hay không? Và mức độ bắt buộc áp dụng như thế nào?

Bắt buộc hay không bắt buộc mua bảo hiểm xã hội Việt Nam cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nhưng không đề cập đến đối tượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã đề cấp đến đối tượng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo khoản 2, điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Và kể từ ngày 01/01/2018, quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài bắt đầu có hiệu lực. Nhưng trong thực tiễn chưa có văn bản luật nào hướng dẫn áp dụng một cách chi tiết về bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài. Do đó, năm 2017, chính phủ tiếp tục ban hành dự thảo nghị định mở rộng quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo Khoản 1 Điều 2 dự thảo thì không phải tất cả lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ những đối tượng trong trường hợp đủ hai điều kiện sau đây:

1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Người lao động nước ngoài có một trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp sau đây:

a) Giấy phép lao động;

b) Chứng chỉ hành nghề;

c) Giấy phép hành nghề.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thuộc các trường hợp: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. (trích Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Mức độ đóng bảo hiển xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam theo dự thảo nghị định

Mức đóng của người lao động:

Đối với trường hợp: Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, có một trong các giấy tờ: Giấy phép lao động;Chứng chỉ hành nghề;Giấy phép hành nghề thì hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đối với người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mức đóng của người sử dụng lao động

Thứ nhất: Người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) tối đa bằng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức cụ thể do Chính phủ quy định;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Thứ hai người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp : Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng . Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Người nước ngoài được hưởng những chế độ nào khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo dự thảo nghị định?

Người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, có một trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề) khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, sẽ được hưởng các chế độ sau đây:

• Ốm đau

• Thai sản

• Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

• Hưu trí

• Tử tuất

Nghị định dự thảo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa chính thức được chính phủ phê duyệt và còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và đi sâu giải quyết để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các đối tượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội./.

Nguồn tham khảo tư liệu:Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.