Home Thủ tục + Form mẫu Cách làm giấy phép lao động cho chuyên gia vào Việt Nam?

Cách làm giấy phép lao động cho chuyên gia vào Việt Nam?

Người lao động nước ngoài muốn vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam phải làm giấy phép lao động. Và thực tế, căn cứ nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ thì lại có rất nhiều trường hợp, nhiều đối tượng cũng như hình thức làm việc khác nhau tương ứng với các loại thủ tục, quy trình thực hiện làm giấy phép lao động khác nhau. Để doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuận lợi hơn trong việc thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chúng tôi xin được chia sẻ một số điểm quan trọng liên quan đến vấn đề này.

làm giấy phép lao động

Giấy phép lao động/ giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động được xem là căn cứ chứng minh người nước ngoài được làm việc hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Riêng đối tượng người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì doanh nghiệp/tổ chức tuyển dụng phải gửi báo cáo đến Sở Lao động Thương binh và xã hội để cơ quan này thực hiện tốt công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại cơ sở doanh nghiệp/tổ chức.

Làm giấy phép lao động phải được doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh

Theo quy định, để người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức phải thực hiện việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gửi Sở Lao động Thương binh và xã hội. Ngoài ra, cơ quan này còn phải làm giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam. Mẫu hồ sơ xin làm giấy phép lao động phải có chữ ký, con dấu xác nhận của cơ quan/doanh nghiệp, tổ chức.

Đúng đối tượng mới được làm giấy phép lao động

Các đối tượng người nước ngoài được hỗ trợ nhập cảnh Việt Nam để làm việc trong giai đoạn Covid-19, và sau đó cần làm giấy phép lao động theo quy định nghị định 152/2020/NĐ-CP:

1. Chuyên gia nước ngoài

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

2. Nhà quản lý – giám đốc điều hành:

Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Lao động kỹ thuật:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;

– Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Điều kiện làm giấy phép lao động Việt Nam mới nhất

– Được cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam thuê bảo lãnh làm việc và lưu trú theo quy định của pháp luật;

– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về việc sử dụng người nước ngoài làm việc.

– Có sức khỏe phù hợp với công việc

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Không phải là đối tượng phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Là đối tượng được làm giấy phép lao động theo đúng quy định và có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

Chuẩn bị giấy tờ làm giấy phép lao động như thế nào?

Việc chuẩn bị giấy tờ làm giấy phép lao động, không chỉ đơn giản là sắp xếp giấy tờ, khai mẫu hồ sơ, mà còn phải kiểm tra, đối chiếu thông tin giữa các giấy tờ, nhằm đảm bảo vị trí xin giấy phép lao động và bằng cấp, kinh nghiệm, giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài sẽ làm việc có tính logic, thống nhất, và đặc biệt là tuân thủ các quy định của pháp luật. Dưới đây là các giấy tờ cần chuẩn bị khi xin cấp mới giấy phép lao động.

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

a) Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này;

b) Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

c) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

d) Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

đ) Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

e) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

g) Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

h) Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Ghi chú: các giấy tờ do nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng tư pháp

Vì sao nên sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động?

Làm giấy phép lao động phải trải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau. bởi đây là một thủ tục khá phức tạp. Đôi khi tưởng hồ sơ đầy đủ giấy tờ, chắc chắn được cấp giấy phép lao động song doanh nghiệp vẫn nhận được thông báo về việc điều chỉnh, bổ sung giấy tờ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Rất nhiều trường hợp hồ sơ bị cơ quan chức năng trả về với các lỗi sau:

– Thiếu giấy tờ, hồ sơ chưa hoàn chỉnh, đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật

– Thông tin trên hồ sơ chưa logic với nhau

–  Giấy tờ nước ngoài dịch thuật, công chứng chưa đúng;

– Hồ sơ chưa hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định

–  Kinh nghiệm làm việc, bằng cấp không phù hợp với vị trí sẽ làm việc

Vì thiếu kinh nghiệm giải quyết hồ sơ, nhiều doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện thủ tục, không thể nắm chắc tỷ lệ đậu giấy phép lao động mà còn có khả năng tăng chi phí phát sinh do xử lý hồ sơ nhiều lần.

Do đó, để đảm bảo kết quả làm giấy phép lao động cũng như thực hiện thủ tục tiết kiệm, các bạn nên sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động tại công ty PNVT. Liên hệ HOTLINE: 0977 97 99 96.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.