Home Tin tức Lao động nước ngoài tiếp tục chờ hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lao động nước ngoài tiếp tục chờ hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo quy định kể từ ngày 1-1-2018, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do Việt Nam cấp sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài.

Lao động nước ngoài tiếp tục chờ hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định 143/2018/NĐ-CP cũng đã đưa ra lộ trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nước ngoài như sau: doanh nghiệp chỉ phải đóng hai khoản, gồm: 3% (tiền lương đóng bảo hiểm xã hội) vào quỹ ốm đau và thai sản; và 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ ngày 1-1-2022 trở đi, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài mới bắt đầu đóng thêm lần lượt là 14% và 8% vào quỹ tử tuất và quỹ hưu trí.

Nghị định 143 cũng quy định cụ thể về các trường hợp người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể: người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ một năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam trừ các đối tượng: di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, thực tế các các quy định trong Bộ luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động và Nghị định 143 có những vấn đề mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp chưa biết phải áp dụng văn bản nào? Theo khoản 2 điều 156, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Tuy nhiên, để giải quyết thấu đáo mọi vấn đề có lẽ chúng ta nên tiếp tục chờ đợi văn bản hướng dẫn hoặc bổ sung, sửa đổi từ các cơ quan nhà nước có liên quan.

Tham khảo: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.