Home Thủ tục + Form mẫu Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam

Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam

Trong mùa Covid-19, người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam phải được doanh nghiệp bảo lãnh, thực hiện mẫu công văn cam kết nhập cảnh và gửi Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh/thành phố. Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam có vai trò gì? Nội dung mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam gồm những thông tin gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam

Tải mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam.doc tại đây

Vai trò của việc thực hiện mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam

Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam là mẫu văn bản do doanh nghiệp thực hiện, nhằm đảm bảo:

1) Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải thuộc đối tượng là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp.

2) Người nước ngoài được xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real time-PCR trong thời gian từ 03 đến 07 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam, xét nghiệm SARS-CoV-2 phải được thực hiện tại phòng xét nghiệm do Chính phủ phê duyệt hoặc thuộc hệ thống phòng xét nghiệm của Tổ chức Y tế Thế giới.

3) Người nước ngoài có bảo hiểm y tế quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức mời chuyên gia cam kết chi trả chi phí điều trị trong trường hợp mắc Covid-19.

4) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả toàn bộ chi phí y tế và các chi phí khác có liên quan đến việc thực hiện công tác cách ly cho người nước ngoài nếu đối tượng được phát hiện là mắc Covid-19.

Nội dung mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam

Nội dung mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam rất đơn giản, gồm các thông tin sau:

– Tên tổ chức/doanh nghiệp cam kết

– Địa chỉ tổ chức

– Điện thoại

– Fax

– Email

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động

– Thông tin liên hệ người nộp hồ sơ (họ tên, số điện thoại, email)

– Số lượng người nước ngoài nhập cảnh để làm việc

– Vị trí công việc

– Tên gọi chức danh công việc

– Số lượng

– Địa điểm làm việc

– Lý do sử dụng người nước ngoài

Mẫu công văn cam kết nhập cảnh Việt Nam này phải được người đứng đầu/cấp phó người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, chủ doanh nghiệp; Tổng Giám đốc/Giám đốc, hoặc Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám, đốc của doanh nghiệp, các trường hợp khác thay mặt doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền (theo quy định Bộ luật Dân sự) ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức thì mới có hiệu lực khi sử dụng.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.