Thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021 là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây. Và người lao động nước ngoài chỉ được gia hạn một lần với thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn tối đa là 02 năm. Hãy cùng xem chi tiết thời hạn của giấy phép lao động 2020, 2021 để biết những điểm mới được bổ sung và sửa đổi.
Thời hạn của giấy phép lao động quy định như thế nào trong bộ luật lao động?
Theo điều 10 nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (đây là điểm khác so với nghị định 11/2016/NĐ-CP: Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam)
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với các đối tượng sau (đây là điểm mới được bổ sung):
- Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
Mốc thời gian nào cho việc gia hạn giấy phép lao động
Trước 45 ngày kể từ ngày hết hạn của giấy phép lao động, người lao động nước ngoài cần lặp các thành phần hồ sơ sau đây để xin gia hạn giấy phép lao động (mà theo quy định mới gọi là cấp lại giấy phép lao động):
1/ Bằng đại học hoặc trung cấp nghề có thời gian đào tạo 1 năm trở lên
2/ Thư xác nhận kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên hoặc có giấy phép lao động cũ trên 3 năm
3/ Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện làm việc
4/ Hộ chiếu có sao y công chứng
5/ Mẫu 1 & 7
Thời hạn của giấy phép lao động là 3 năm theo nghị định cũ
Thời hạn giấy phép lao động (duration of Vietnam work permit) tối đa là 36 tháng, căn cứ vào khoản 4 điều 9 của nghị định 34/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này hiện này vô hiệu hóa bởi Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo điều 11 của Nghị định 102, thì Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
- Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thời hạn giấy phép lao động theo quy định mới 2020, 2021 được thể hiện trên đây được dựa trên các văn bản pháp lý sau: Khoản 3, 4 và 5 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019; Điểm b Khoản 1 Điều 4; Điều 7; Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.