Home Kiến thức GPLĐ Thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định mới nhất

Thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định mới nhất

Bộ Luật Lao động năm 2012 đã quy định thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Song theo quy định mới của Bộ Luật Lao động 2019 thì có nhiều điểm được sửa đổi bổ sung. Dưới đây là phần so sánh đối chiếu 2 vấn đề trên được Bộ Luật Lao động 2012 và Bộ Luật Lao động 2019 quy định. Các bạn cùng theo dõi để thấy được sự bổ sung, sửa đổi này nhé.

Thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định mới nhất

Thời hạn của giấy phép lao động

Theo Bộ Luật Lao động 2012 thì thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Và đến nay, quy định này đã được sửa đổi bổ sung chi tiết, cụ thể và chặt chẽ hơn, cụ thể: Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm (theo quy định mới nhất của Bộ Luật Lao động 2019).

Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

Có 8 trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Dưới đây là bảng nội dung quy định các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo Bộ Luật Lao động 2012 và Bộ Luật Lao động 2019:

            Bộ Luật Lao động năm 2012 Bộ Luật Lao động năm 2019
1. Giấy phép lao động hết thời hạn. 1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. 3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt. 4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

6. Giấy phép lao động bị thu hồi.

 

6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

 

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích. 8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

Nhìn vào quy định mới 2019 thì ngoài các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực tương tự như Bộ Luật Lao động 2012 thì người lao động nước ngoài làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp cũng thuộc trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Vì vậy, doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm vấn đề này trong quá trình tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động và các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định mới nhất sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Những quy định về 2 vấn đề này theo Bộ Luật 2012 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ khi Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực (ngày 01/01/2021).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.