Home Tin tức Triển khai thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Triển khai thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các doanh nghiệp và người lao động nước ngoài về quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như phối hợp với từng doanh nghiệp, đơn vị rà soát danh sách người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp để thoái thu bảo hiểm xã hội theo quy định… Bởi bắt đầu từ ngày 1-12-2018, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ một năm trở lên, thì bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đang rà soát, phối hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố để thực hiện quy định này…

Triển khai thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

Lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng đầy đủ năm chế độ như lao động trong nước, gồm: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Về mức đóng phí thì từ 1-12-2018, người sử dụng lao động người nước ngoài hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương, gồm: 3% vào quỹ ốm đau thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Bắt đầu từ 1-1-2020, người sử dụng lao động hằng tháng sẽ đóng thêm 14% và người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội là cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết các chế độ cho người lao động nước ngoài. Bắt đầu từ 1-1-2020, ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội nêu trên, người lao động và thân nhân của họ còn được hưởng thêm các chế độ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm xã hội một lần. Ngoài ra, việc chuyển đổi chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng không còn cư trú ở Việt Nam cũng sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 143/2018/NÐ-CP ngày 15-10-2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam…

Trường hợp người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Nghị định số 11/2016/NÐ-CP ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1, điều 187 của Bộ luật Lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Song người sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, thì toàn thành phố hiện có hơn 15.000 người lao động nước ngoài đang làm việc tại 5.744 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Họ làm việc trong nhiều lĩnh vực, nhiều nhất là tại các cơ sở y tế, hệ thống các trường quốc tế, trường đại học, trung tâm ngoại ngữ… Tuy thành phố là địa phương có nhiều người lao động nước ngoài nhất cả nước, nhưng nhiều người dù gắn bó với công việc hàng chục năm, vẫn làm việc theo dạng tự do, không có bất cứ chế độ, quyền lợi gì về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Tham khảo: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.