Home Cấp mới giấy phép lao động Giấy phép làm việc cho người nước ngoài ở Việt Nam

Giấy phép làm việc cho người nước ngoài ở Việt Nam

Giấy phép làm việc cho người nước ngoài hay giấy phép lao động Việt Nam, giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, miễn giấy phép lao động. Đây là các giấy tờ chứng minh người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Để có giấy phép làm việc, người lao động nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị hồ sơ tương ứng với từng trường hợp cụ thể và nộp cho cơ quan chức năng để được giải quyết thủ tục.

Điều kiện cấp giấy phép làm việc

Điều 151, Bộ Luật lao động 2019 quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động như diện kết hôn…). Sau đây gọi giấy phép làm việc là giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Giấy phép làm việc do Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh, thành phố hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài đủ điều kiện làm việc, cụ thể:

Đủ độ tuổi làm việc

Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Về sức khỏe

Người nước ngoài phải được kết luận là “ĐỦ SỨC KHỎE LÀM VIỆC” theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Muốn vậy, họ phải đến cơ sở khám sức khỏe đủ tiêu chuẩn để làm giấy khám sức khỏe.

Nghị định 152/2020/Nđ-CP quy định: Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Về lý lịch

Lý lịch cá nhân trong sạch sẽ tạo ấn tượng đẹp đầu tiên đối với cơ sở tuyển dụng và bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Phiếu Lý lịch tư pháp phải được kết luận là không trong thời gian chấp nhận hình phạt/bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

Nghị định 152/2020/Nđ-CP quy định:

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc

Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài.

Tùy vào vị trí, chức danh công việc mà người nước ngoài phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp. Chẳng hạn:

  • Nhà quản lý thì phải có kinh nghiệm quản lý phù hợp với  chuyên môn, vị trí, lĩnh vực sẽ làm việc ở Việt Nam (kinh nghiệm quản lý giáo dục, kinh nghiệm làm phó giám đốc công ty công nghệ phần mềm….)
  • Chuyên gia thì phải có bằng đại học trở lên và kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực sẽ làm việc ở Việt Nam; Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Lao động kỹ thuật phải được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo; Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
  • Giám đốc điều hành phải là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Về sự phù hợp

  • Sự phù hợp ở đây chính là sự phù hợp về vị trí, chức danh, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính chính xác về mặt thông tin giữa các giấy tờ của hồ sơ xin giấy phép lao động/giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Về tính cần thiết

Doanh nghiệp muốn bảo lãnh xin giấy phép làm việc cho người lao động nước ngoài cần giải trình được tính cần thiết của việc tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; Và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một số trường hợp không cần phải giải trình nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài (khoản 1b, điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP). Một số trường hợp không cần phải xin giấy phép lao động cũng như giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (Khoản 2, điều 8, Nghị định 152/2020/NĐ-CP).

Hồ sơ xin cấp giấy phép làm việc cho người nước ngoài

Tùy trường hợp mà hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khác nhau.Bấm vào LINK để xem quy trình, hồ sơ xin giấy phép lao động với từng trường hợp.

  1. Hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý
  2. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia
  3. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật
  4. Hồ sơ xin giấy phép lao động cho giám đốc điều hành
  5. Hồ sơ xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
  6. Hồ sơ xin giấy phép lao động diện kết hôn

Mẫu giấy phép làm việc

Để người nước ngoài hợp pháp làm việc ở Việt Nam, doanh nghiệp cần bảo lãnh làm thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng. Tùy đối tượng mà người nước ngoài sẽ được cấp giấy tờ tương ứng.

Các giấy phép làm việc là cơ sở minh chứng cho người nước ngoài, cũng như doanh nghiệp tuyển dụng người lao động nước ngoài. Bởi theo quy định: doanh nghiệp, người lao động nước ngoài vi phạm quy định về lao động sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng, có thể kèm với hình thức bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời gian nhất định. Xem thêm Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm về lao động.

Kết quả mẫu giấy phép lao động

Kết quả mẫu Giấy phép lao động cấp cho các đối tượng được cấp giấy phép lao động được quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

mẫu giấy phép lao động

Kết quả mẫu giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cấp cho các đối tượng được quy định tại khoản 3, 4, ….điều 7 nghị định 152/2020/NĐ – CP.

giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Kết quả trường hợp miễn giấy phép lao động

Các đối tượng được quy định tại khoản 4, 6 và 8 điều 154 Bộ Luật Lao động 2019 và khoản 1, 2, 8 và 11 điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được cấp văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Dưới đây là một dạng văn bản miễn giấy phép lao động diện kết hôn:

miễn giấy phép lao động

Để được tư vấn hỗ trợ xin giấy phép làm việc cho người nước ngoài nhanh chóng. Hãy gọi HOTLINE của chúng tôi. PNVT tư vấn, hỗ trợ từ A-Z thủ tục để người nước ngoài được làm việc và cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.