Hồ sơ cá nhân là “thẻ bài” vô cùng quan trọng, nó quyết định tấm vé để các bạn làm việc hợp pháp Việt Nam. Nếu bạn không nắm rõ yêu cầu thủ tục xin cấp giấy phép lao động 2018, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có được Giấy Phép Lao Động (Work Permit). Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm việc không hợp pháp và dù bạn có lương thì không được nhận trực tiếp qua tài khoản và tiền này không được công nhận là tiền “sạch” còn đối với doanh nghiệp Việt Nam thì chi phí này không được hoạch toán và đưa vào chi phí chính thức.
Hại bất cập lợi do làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam
Hơn thế nữa, khi không có giấy phép lao động, người lao động có thể bị trục xuất về nước. Thời gian gần đây, trên các trang mạng điện tử đang rầm rộ các thông tin phát hiện, thu hồi giấy phép lao động và trục xuất người lao động tại các quốc gia. Đầu tháng 4/2018, Thái Lan có gần 60.000 người lao động nhập cư chưa kịp đăng ký lao động và lưu trú bị xem là cư trú và lao động bất hợp pháp tại đây. Singapore rút giấy phép lao động và cũng không cấp giấy phép mới cho lao động đến từ nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Và tại Việt Nam trong tháng 3/2018 đã phát hiện và trục xuất 185 người Trung quốc không có giấy phép lao động tại Nha Trang…
Việt Nam và các nước trong xu thế hội nhập và phát triển, hướng đến việc phân công và hợp tác trong thị trường lao động. Các quốc gia đang cố gắng tăng cường siết chặt quy định về lao động người nước ngoài đến làm việc tại đất nước mình. Sở lao động Thương binh Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, hướng dẫn và quản lý tốt lượng người lao động nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Đặc biệt Sở là đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận các hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Do đó, lao động cho người nước ngoài nên có giấy phép lao động để an tâm làm việc tại Việt Nam và doanh nghiệp thực hiện đúng quy định khi tuyển người lao động nước ngoài.
Thủ tục xin giấy phép lao động đơn giản hóa
Thật ra hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cũng khá đơn giản, một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động nhiều nhất cũng chỉ có 06 loại giấy tờ sau :
1. Bằng Đại Học hoặc Bằng Trung Cấp học trên 1 năm ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
2. Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
3. Giấy khám sức khoẻ
4. Lý lịch tư pháp nước ngoài hoặc LLTP Việt Nam( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
5. Hộ chiếu ( Sao y có chứng thực )
Ngoài ra, nếu các bạn chịu khó nghiên cứu kỹ hồ sơ sẽ miễn giảm rất nhiều. Có trường hợp không cần bằng đại học, có trường hợp không cần giấy khám sức khỏe, Lý lịch tư pháp cũng có trường hợp không cần hợp pháp hoá lãnh sự. Điều quan trọng các bạn phải nhận diện được người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức nào ?
• Đối với người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
• Đối với người lao động nước ngoài thực hiện hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế thì phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
• Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.
• Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ thì phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
• Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Đối với người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại thì phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
• Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Thời điểm nộp hồ sơ: Trước ít nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố.
Quy trình giải quyết hồ sơ:
1. Trước ít nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố (số 159 đường Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ: chuyên viên nhận, lập và giao biên nhận cho người nộp hồ sơ;
* Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: chuyên viên trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố xử lý và cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của người sử dụng lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người sử dụng người lao động nước ngoài căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố nhận kết quả.
>>> GIẢI PHÁP CHẮC CHẮN SỞ HỮU GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG NGAY LẦN NỘP ĐẦU TIÊN >>>
Quá trình thực hiện xin cấp giấy phép lao động gồm nhiều công đoạn, nếu bạn cần đối tác chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ các quy trình để xử lý các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài một cách nhanh chóng, chính xác. Các bạn hãy đến với CÔNG TY DỊCH THUẬT PHÚ NGỌC VIỆT chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí và xử lý kịp thời, hiệu quả đúng nhu cầu của bạn.
Hạnh