Home Tin tức Người lao động nước ngoài có thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không?

Người lao động nước ngoài có thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không?

Với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, dòng lưu chuyển lao động giữa các quốc gia ngày càng tăng. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như người lao động nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Tuy nhiên, người lao động nước ngoài có thể được giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng xem lại các quy định nhé:

Người lao động nước ngoài có thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay không?

Thứ nhất, tại khoản 2, điều 22 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định rằng khi hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 – 36 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết, hợp đồng lao động sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Tuy nhiên, người lao động nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 22 của Bộ Luật Lao động như đã nêu ở trên, và họ chỉ được ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn của mỗi hợp đồng lao động là không quá hai năm. Và tại điều 169 và điều 173 của Bộ Luật Lao động cũng quy định, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động (trừ những trường hợp được miễn theo quy định) với thời hạn giấy phép lao động tối đa chỉ là hai năm, và thời hạn của hợp đồng lao động phải phù hợp với thời hạn của giấy phép lao động được cấp.

Thứ hai, theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến vào làm việc tại Việt Nam. Ngay sau khi có giấy phép lao động thì hai bên mới giao kết hợp đồng lao động. Sau khi hợp đồng lao động được ký kết này hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải làm các thủ tục để xin cấp lại giấy phép lao động và chỉ khi được cấp lại giấy phép lao động thì hai bên mới ký hợp đồng lao động mới theo giấy phép lao động được cấp lại. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại cũng không quá hai năm.

Thứ ba, ngoài các quy định này, các cơ quan quản lý lao động cũng có hướng dẫn thêm rằng hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài sẽ không thể có hợp đồng lao động không xác định thời hạn (đơn cử là công văn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 22-12-2011 hướng dẫn về ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài).

Trường hợp, nếu người lao động nước ngoài là luật sư có giao kết hợp đồng lao động với một tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam thì về mặt nguyên tắc, thời hạn của hợp đồng lao động cũng chỉ có thể là các hợp đồng lao động xác định thời hạn theo chứng nhận hành nghề luật sư của luật sư nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền đã cấp mà thôi.

Tham khảo: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.