Home Cấp lại + gia hạn giấy phép lao động Bạn biết gì về giấy phép lao động trong mùa Covid-19?

Bạn biết gì về giấy phép lao động trong mùa Covid-19?

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trên 3 tháng, theo quy định phải được cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức mời, bảo lãnh thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động hoặc thủ tục xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Vậy bạn biết gì về giấy phép lao động, hồ sơ, thủ tục, điều kiện, đối tượng được cấp giấy phép lao động, thời gian làm thủ tục, thời hạn có kết quả cũng như trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động trong mùa Covid-19 theo quy định mới nhất 2020. Tất cả những vấn đề này sẽ được mô tả chi tiết trong bài viết này.

Giấy phép lao động là gì? Mẫu giấy phép lao động như thế nào?

Giấy phép lao động là loại giấy tờ có kích thước bằng khổ A4 (21 cm x 29,7 cm), gồm 2 trang: trang 1 có màu xanh, tráng nhựa; trang 2 có nền màu trắng, hoa văn màu xanh, ở giữa có hình ngôi sao. Đây là văn bản do Sở Lao động Thương binh và xã hội hoặc cơ quan có thẩm quyền được Sở ủy quyền cấp giấy phép lao động.

Bạn biết gì về giấy phép lao động trong mùa Covid-19
Làm giấy phép lao động trong mùa Covid-19

Các thông tin được thể hiện trên giấy phép lao động gồm: số giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài, họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, nơi làm việc, địa chỉ làm việc, vị trí công việc, chức danh công việc, thời hạn làm việc, tình trạng giấy phép lao động, ngày cấp và cơ quan cấp giấy phép lao động.

Quy định về giấy phép lao động trong mùa dịch Covid-19

Những quy định liên quan đến việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện qua các văn bản: Bộ Luật Lao động Việt Nam 2012, 2019, Nghị định 11/2016/NĐ-CP Giấy phép lao động, Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH, Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH, Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH, thông tư 35/2016/TT-BTC….

Ngoài ra, do đại dịch Covid-19 gần đây đã làm ảnh hưởng nhất định đến quá trình sử dụng người lao động nước ngoài cũng như việc nhập cảnh để làm việc của các đối tượng người nước ngoài ở Việt Nam nên Chính Phủ tiếp tục ban hành nhiều văn bản khác có liên quan khác đến việc tạo điều kiện hỗ trợ cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật, nhà quản lý, nhà đầu tư nước ngoài nhập cảnh, làm việc ở Việt Nam, cụ thể:

  • Công văn số 2847/CV-BCĐ ngày 23/05/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 về việc hỗ trợ người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp nhập cảnh Việt Nam để làm việc.
  •  Công văn số 3949/CV-BCĐ ngày 24/7/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 về tăng cường đảm bảo Phòng chống dịch COVID-19 cho chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc….

Quy định về giấy phép lao động trong mùa dịch Covid-19

4 vị trí công việc khi xin giấy phép lao động trong mùa Covid-19

 Chuyên gia nước ngoài

  •  Là người có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
  •  Người có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Nhà quản lý nước ngoài

  •  Là người quản lý doanh nghiệp (người quản lý công ty) tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  •  Là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;

 Giám đốc điều hành người nước ngoài

Là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

 Lao động kỹ thuật người nước ngoài

Là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

4 vị trí công việc khi xin giấy phép lao động trong mùa Covid-19

Phân biệt đối tượng được cấp giấy phép lao động và miễn giấy phép lao động

 Đối tượng được cấp giấy phép lao động

Người nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật vào làm việc ở Việt Nam trên 3 tháng, làm việc theo các hình thức sau:

  •  Thực hiện hợp đồng lao động;
  •  Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  •  Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  •  Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  •  Chào bán dịch vụ;
  •  Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  •  Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  •  Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

đối tượng cấp giấy phép lao động mùa covid

Đối tượng được miễn giấy phép lao động

Theo Bộ Luật Lao động Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì các đối tượng dưới đây được miễn giấy phép lao động Việt Nam:

  •  Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  •  Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
  •  Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  •  Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

Ngoài đối tượng trên, những người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ hoặc để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được là những đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Hiện nay, các đối tượng nhà đầu tư, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ theo thông tư 35/2016/TT-BTC không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Ghi chú: các đối tượng trên đây làm việc dưới 3 tháng nghiễm nhiên được miễn giấy phép lao động, song phải được doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam bảo lãnh, còn những đối tượng người nước ngoài làm việc trên 3 tháng phải làm hồ sơ xin miễn giấy phép lao động hay xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Điều kiện cấp giấy phép lao động

Theo Bộ Luật Lao động 2019 thì người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, vào Việt Nam làm việc trên 3 tháng, đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới được cấp giấy phép lao động:

  •  Thuộc đối tượng được cấp giấy phép lao động, được công ty doanh nghiệp bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
  •  Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  •  Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  •  Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.

Điều kiện cấp giấy phép lao động covid 19

Điều kiện miễn giấy phép lao động

  •  Thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động
  •  Có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, hợp lệ chứng minh thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động.
  •  Được doanh nghiệp xác nhận, bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp cần làm gì và trách nhiệm cần biết trong mùa dịch Covid-19

Theo Bộ Luật Lao động 2019, doanh nghiệp có sử dụng người lao động nước ngoài làm việc, cần thực hiện các việc sau đây:

  •  Xác định vị trí công việc (nhà quản lý, điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật) cần tuyển người lao động nước ngoài làm việc. Các vị trí này chưa có lao động Việt Nam nào đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  •  Thực hiện việc báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cho sự chấp thuận, cho phép sử dụng đối tượng nước ngoài làm việc.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục bảo lãnh cho các đối tượng người nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam, bao gồm việc lập danh sách đề nghị dự kiến, thực hiện cam kết, chuẩn bị phương án cách ly y tế, xin công văn nhập cảnh, thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động hoặc xin miễn giấy phép lao động, liên hệ các cơ quan liên quan để người nước ngoài vào Việt Nam làm việc một cách thuận lợi.

Lao động người nước ngoài cần chuẩn bị các loại giấy tờ nào?

Với người lao động nước ngoài muốn làm việc hợp pháp lâu dài ở Việt Nam cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như:

  •  Giấy khám sức khỏe
  •  Phiếu lý lịch tư pháp
  •  Bằng cấp, chứng chỉ
  •  Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc
  •  Hộ chiếu, hình 4x6cm

Các giấy tờ do nước ngoài cấp cần hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp.

Toàn bộ quy trình làm giấy phép lao động trong mùa Covid-19

Doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho người nước ngoài trong mùa Covid-19 cần:

  •  Bước 1: Xin công văn cho phép nhập cảnh của Ủy Ban Nhân dân
  •  Bước 2: Xin công văn duyệt visa nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
  •  Bước 3: Gửi hồ sơ phương án đến Sở Y tế
  •  Bước 4: Người nước ngoài nhập cảnh và thực hiện cách ly theo quy định.
  •  Bước 5: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Đầu tiên: báo cáo, giải trình việc sử dụng người lao động nước ngoài, gửi Sở Lao động Thương binh và xã hội. Thời gian thực hiện thủ tục là trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động Thương binh và xã hội. Thời gian nộp hồ sơ là trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cho doanh nghiệp.

các bước xin giấy phép lao động mùa covid

Thời hạn có kết quả giấy phép lao động trong mùa Covid-19

Thời gian làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động được tính từ thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Sở Lao động Thương binh và xã hội, sau đó chuẩn bị và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng. Tổng thời gian ước tính mất khoảng 45 – 60 ngày làm việc (tương đương với 6-8 tuần).

Riêng thời gian xin công văn nhập cảnh Việt Nam là khoảng 3- 5 tuần làm việc. Do đó, sẽ mất khoảng 2,5 – 3 tháng để chuẩn bị hồ sơ, thực hiện đầy đủ các thủ tục để người nước ngoài được làm việc hợp pháp ở Việt Nam.

Trường hợp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động ở Việt Nam hoặc hồ sơ xin miễn giấy phép lao động ở Việt Nam thì thời gian sẽ ngắn hơn, tùy từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể.

Các loại thủ tục làm giấy phép lao động

Thủ tục cấp mới giấy phép lao động:

Đối tượng áp dụng

  •  Người nước ngoài là chuyên gia, lao động kỹ thuật, nhà quản lý, giám đốc điều hành chưa từng có giấy phép lao động Việt Nam.
  •  Người lao động nước ngoài đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động khác, cùng vị trí công việc (hay đối tượng chuyển doanh nghiệp làm việc)
  •  Người lao động nước ngoài đã có giấy phép lao động còn hiệu lực, làm việc cho người sử dụng lao động cũ, khác vị trí công việc (hay đối tượng chuyển vị trí làm việc trong doanh nghiệp).
  •  Người lao động nước ngoài có giấy phép lao động hết hiệu lực, muốn tiếp tục làm việc cùng vị trí (hay trường hợp giấy phép lao động quá hạn, giấy phép lao động đã hết hạn).

 Thủ tục cấp lại giấy phép lao động:

Đối tượng áp dụng

  •  Các trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp đặc biệt.
  •  Các trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động:

Đối tượng áp dụng là các trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam: chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn; Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị; Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ.

Thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động

Hồ sơ xin cấp mới giấy phép lao động gồm:

  •  Mẫu số 1 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH;
  •  Mẫu số 7 thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH;
  •  Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký (nếu do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
  •  Phiếu lý lịch tư pháp (nếu do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
  •  Hộ chiếu (Sao y có chứng thực); 02 ảnh màu (4cm x 6cm);
  •  Bằng đại học hoặc bằng Trung cấp học trên 1 năm (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
  •  Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động còn thời hạn

Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động còn thời hạn 5 ngày nhưng không quá 45 ngày gồm:

  •  Mẫu số 1 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH
  •  Mẫu số 7 thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH – văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
  •  Giấy phép lao động cũ.
  •  02 hình 4cm x 6cm.
  •  Hộ chiếu sao y bản chính
  •  Giấy khám sức khỏe.

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động

Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động gồm:

  •  Mẫu số 1 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH
  •  Mẫu số 5 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH – Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  •  Hộ chiếu sao y bản chính
  •  Hình 4cm x6cm (nền trắng) – không bắt buộc
  •  Tùy theo từng trường hợp mà bổ sung thêm các loại giấy tờ, cụ thể: giấy chứng nhận đầu tư, xác nhận chuyên gia, kinh nghiệm, thư bổ nhiệm, bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm quản lý, thư bổ nhiệm quản lý, giấy đăng ký kinh doanh

Cơ quan cấp và thu hồi giấy phép lao động

Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là Sở Lao động Thương binh và xã hội.

Việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đã được chúng tôi nêu trên phần quy trình cấp giấy phép lao động. Riêng phần thu hồi giấy phép lao động thì áp dụng cho trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực.

Dịch vụ xin công văn nhập cảnh và xin cấp giấy phép lao động mùa Covid-19

Trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, các thủ tục cần thực hiện để chuyên gia, lao động kỹ thuật, nhà quản lý, giám đốc điều hành nhập cảnh Việt Nam và làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì khá nhiều, phức tạp và mất khá nhiều thời gian xử lý.

Với những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì đây là một quá trình lâu dài, kiên trì, không hề dễ dàng, bởi lần đầu tiên liên hệ, mày mò thực hiện theo quy trình mới, đi từng bước trong một tâm thế hoang mang, chỉ sợ làm sai quy định, mất thời gian để xử lý lại hồ sơ.

Hiểu được những vất vả này, PNVT nhận xin công văn nhập cảnh và xin cấp giấy phép lao động trong mùa Covid-19 trọn gói từ A-Z cho tất cả các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở TPHCM. Trong trường hợp các bạn cần tư vấn và có bất kỳ vướng mắc nào khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động trong mùa Covid-19, hoặc cần gia hạn visa thêm ỏ Việt Nam để tiếp tục gia hạn giấy phép lao động thì hãy gọi cho chuyên gia của chúng tôi.

Với kinh nghiệm và khả năng hơn 12 năm xử lý thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài, chúng tôi sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quý khách, tiết kiệm và hiệu quả vì PNVT trực tiếp xử lý, không kinh qua các dịch vụ trung gian khác.

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.