Home Cấp lại + gia hạn giấy phép lao động Cấp lại giấy phép lao động, hồ sơ, trình tự làm thủ tục

Cấp lại giấy phép lao động, hồ sơ, trình tự làm thủ tục

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, việc cấp lại giấy phép lao động chỉ áp dụng cho các trường hợp: 1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất 2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng 3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Dưới đây là thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động mới nhất và các vấn đề có liên quan mà các doanh nghiệp, người lao động nước ngoài cần biết.

Theo nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Xem thêm: Xử phạt không có giấy phép lao động thế nào?

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động được quy định tại điều 13 nghị định 152/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Cấp lại giấy phép lao động
Cấp lại giấy phép lao động
  1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I.
  2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
  •  Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  •  Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
  1. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Trình tự cấp lại giấy phép lao động

Trình tự cấp lại giấy phép lao động được quy định tại điều 14, nghị định 152/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Nơi cấp lại giấy phép lao động tại TPHCM

Tùy nơi làm việc của người nước ngoài là thuộc sự quản lý của cơ quan chức năng nào mà nơi nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sẽ khác nhau, cụ thể:

Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM giải quyết thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ngoài Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao.

  • Địa chỉ: 159 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ tạm thời khi xây dựng chỉ sở chính trước đây: 31 Đường 13, Kp 1, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức)
  • Tel: (84-028) 3829 1302
  • Fax: (84-028) 3829 4032
  • Email:sldtbxh@tphcm.gov.vn

 Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM là nơi cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong Khu Công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM.

  • Địa chỉ: 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1,TPHCM, Việt nam
  • Tel: 84-28.38290.414 – 38290.405
  • Fax: 84-28.38294.271
  • Email: hepza@tphcm.gov.vn

 Ban Quản lý các khu công nghệ cao TPHCM, nơi cấp giấy phép lao động trong khu công nghệ cao.

  • Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghệ cao Phường Tân Phú, Quận 9, TPHCM
  • Tel: 028.3.7360293
  • Fax: 028.3.7360292
  • Email: shtp@tphcm.gov.vn

Trường hợp các bạn có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ xử lý hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động, hãy gọi PNVT. Chuyên gia của chug tôi có kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động với mọi trường hợp: mất/hỏng giấy phép lao động hoặc thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.