Khi làm thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (diện chưa có giấy phép lao động), các doanh nghiệp phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau là: xác định và đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài với UBND – Sở Lao động, bảo lãnh xin công văn nhập cảnh, làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài
Trước khi giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức cần phải xác định nhu cầu dựa trên tiêu chí sau:
- Nhu cầu công việc cần sử dụng người lao động nước ngoài phải rõ ràng, cụ thể: vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc…
- Vị trí công việc là quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Sau khi xác định vị trí, chức danh cần tuyển người lao động nước ngoài, doanh nghiệp tiến hành giải trình với Sở Lao động (hoặc Ban Quản lý) – UBND tỉnh thành phốít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Ở bước này, điều quan trọng nhất là phải giải trình được sự cần thiết của việc tuyển dụng người nước ngoài.
Hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập…. tùy theo từng trường hợp.
- Mẫu số 1/PLI – báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Làm thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh
Doanh nghiệp tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp thị thực (mẫu NA2)
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (Mẫu NA16)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao)
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại .
Thủ tục mời bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ở mỗi thời điểm mỗi khác. Trong thời điểm giãn cách xã hội thì thủ tục xin công văn nhập cảnh phức tạp hơn nhiều so với thời điểm trước đó.
Xem thêm: Thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho chuyên gia có giấy phép lao động, mùa covid-19
Thủ tục xin giấy phép lao động
Doanh nghiệp cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hay không?
- Văn bản chấp thuận của Sở Lao động – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
- Mẫu số 11/PLI
- Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký (nếu do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
- Phiếu lý lịch tư pháp (nếu do nước ngoài cấp thì hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
- Hộ chiếu (Sao y có chứng thực); 02 ảnh màu (4cm x 6cm);
- Bằng cấp, chứng chỉ (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
- Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
- Ngoài ra còn một số giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: 15 điều cần biết về làm giấy phép lao động
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền (Sở Lao động hoặc BQL tùy trường hợp) – nơi người nước ngoài dự kiến làm việc.
Lưu ý thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Việc làm thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh và xin cấp giấy phép lao động có thể tiến hành song song hoặc trước, sau tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi thời điểm.
Sau khi người nước ngoài có công văn nhập cảnh làm việc tại Việt Nam kèm giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động phải gia hạn visa hoặc xin cấp thẻ tạm trú (nếu đủ điều kiện) để lưu trú dài hạn ở Việt Nam.
Như vậy, thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn khác nhau, đòi hỏi người thực hiện thủ tục phải có kinh nghiệm, biết rõ đường đi nước bước và phải hết sức kiên trì.
Để tiết kiệm và hiệu quả hãy sử dụng dịch vụ của PNVT. Hiện, PNVT nhận xử lý hồ sơ, thực hiện thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở 32 tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Cà Mau.