Home Kiến thức GPLĐ Việc cần làm sau khi có giấy phép lao động?

Việc cần làm sau khi có giấy phép lao động?

Giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động là cơ sở minh chứng người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vậy sau khi có giấy phép lao động, hay giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, các bạn cần phải làm gì để thuận tiện trong việc làm việc và lưu trú ở Việt Nam? Thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu được quy trình làm giấy phép lao động/ giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động và việc cần làm sau khi có giấy phép lao động/ giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Chúng ta cùng dành vài phút để tìm hiểu vấn đề quan trọng này nhé.

Nghị định số 78/2001/NĐ-CP thực hiện thuế thu nhập cao

Tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động nước ngoài

Việc cần làm sau khi có giấy phép lao động

Gửi bản sao hợp đồng lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động cần gửi hợp đồng lao động đến cơ quan đã cấp giấy phép lao động theo quy định, cụ thể:

Kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, doanh nghiệp/ cơ quan, tổ chức phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp/cơ quan, tổ chức đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các khu chế xuất, công nghiệp, kinh tế, công nghệ cao… tùy theo từng trường hợp.

Thực hiện thủ tục lưu trú dài hạn ở Việt Nam (xin visa LĐ hoặc thẻ tạm trú)

Giấy phép lao động chỉ là giấy thông hành chứng minh người nước ngoài được làm việc hợp pháp ở Việt Nam. Còn visa hoặc thẻ tạm trú là giấy tờ chứng minh việc lưu trú hợp pháp của người nước ngoài.

Khi người nước ngoài vào Việt Nam, nhập cảnh bằng visa DL hoặc DN, sau khi làm giấy phép lao động phải tiến hành thực hiện thủ tục xin visa lao động hoặc xin cấp thẻ tạm trú (nếu đủ điều kiện: giấy phép lao động còn thời hạn trên 12 tháng, hộ chiếu còn thời hạn trên 13 tháng, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật).

Thực hiện thủ tục lưu trú dài hạn ở Việt Nam

Sau khi có visa LĐ1, LĐ2 hoặc thẻ tạm trú LĐ1, LĐ2 thì người lao động nước ngoài có thể bảo lãnh cho vợ/chồng/con dưới 18 tuổi sang Việt Nam. Điều kiện là phải được doanh nghiệp, cơ quan tổ chức mời người lao động nước ngoài đồng ý bảo lãnh xác nhận theo quy định của pháp luật.

Tuân thủ quy định, nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Nhập gia tùy tục, theo quy định, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải thực hiện quy định pháp luật của Việt Nam, nghĩa là khi có giấy phép lao động, đối tượng này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc , thuế thu nhập cá nhân

Như vậy, việc cần làm sau khi có giấy phép lao động ở Việt Nam là hoàn tất thủ tục hành chính với cơ quan cấp giấy phép lao động, thực hiện thủ tục lưu trú hợp pháp và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để tìm hiểu thủ tục xin cấp giấy phép lao động, gia hạn visa, làm thẻ tạm trú ở Việt Nam, các bạn hãy gọi cho chuyên gia của PNVT chúng tôi nhé.

5/5 - (1 bình chọn)