Dòng chuyển dịch lao động đang ngày càng tăng cao, rất nhiều người Philippines đã đến và làm việc tại thị trường Việt Nam. Song song với sự gia tăng này, hoạt động quản lý của nhà nước cần phải “sát sao” hơn, nhằm giám sát tình trạng nhập cư và lao động tại VN.
Cụ thể, pháp luật VN yêu cầu người lao động Philippines có giấy phép lao động(GPLĐ) tương ứng trước khi đảm nhận vị trí công việc tại VN. Trong một số trường hợp đặc biệt, GPLĐ sẽ được thay thế bằng việc xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho người Philippines.
Trường hợp nào người Philippines không thuộc diện cấp GPLĐ?
Các trường hợp xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho người Philippines được quy định tại Điều 154 Bộ luật lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Trong đó, phổ biến nhất là các trường hợp sau:
- Người lao động chỉ di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết của VN với WTO.
- Người Philippines là trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc đang chịu trách nhiệm về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại VN.
- Chỉ vào VN với thời hạn dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ.
Bên cạnh đó, một số chủ thể đặc biệt hơn sẽ không làm thủ tục xác nhận, mà người sử dụng lao động chỉ cần nộp báo cáo miễn GPLĐ cho cơ quan có thẩm quyền:
- Chủ sở hữu/thành viên góp vốn công ty với giá trị từ 03 tỷ đồng trở lên;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị/thành viên Hội đồng quản trị với vốn góp từ 03 tỷ đồng trở lên;
- Nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật Philippines làm việc với thời hạn dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
- Đã kết hôn với người Việt Nam và đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuyển người Philippines không thuộc diện GPLĐ cần giải trình không?
Có rất nhiều người sử dụng lao động, nhầm tưởng rằng việc xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ – đồng nghĩa với việc bỏ qua bước báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Trong khi đó, công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động lại là cơ sở để cấp GPLĐ/văn bản xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ. Nếu bạn bỏ qua bước này, thì hồ sơ xin giấy phép của bạn sẽ không được xét duyệt.
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người lao động Philippines dự kiến đến VN làm việc, đơn vị tuyển dụng phải nộp báo cáo giải trình – mẫu 01/PLI cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội(LĐTBXH) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp miễn trừ(không cần làm báo cáo) chẳng hạn như: luật sư Philippines đã được cấp giấy phép hành nghề tại VN, chủ sở hữu/thành viên góp vốn với giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên… (khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho người Philippines
Hồ sơ xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho người Philippines bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận người lao động không thuộc diện cấp GPLĐ theo Mẫu số 09/PLI;
- Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động Philippines;
- Công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
- Bản sao chứng thực hộ chiếu của người lao động;
- Giấy tờ chứng minh không thuộc diện cấp GPLĐ tương ứng.
Lưu ý: Với những giấy tờ được cơ quan nước ngoài cấp phép, trước khi nộp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật ra tiếng Việt và công chứng chuẩn.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý: Sở LĐTBXH.
Trả kết quả sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với các trường hợp không thuộc diện cấp GPLĐ và cũng không cần xin văn bản xác nhận(miễn thị thực đương nhiên), thì chỉ cần chuẩn bị một báo cáo thông tin của người lao động để gửi đến Sở LĐTBXH, tối thiểu trước ngày dự kiến bắt đầu công việc là 03 ngày.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xin xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ cho người Philippines, vui lòng gọi ngay vào số Hotline của PNVT để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Xem thêm: