Ngoài việc xin giấy phép lao động thông thường theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động thì còn có hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Vậy hiểu việc xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như thế nào mới đúng? Đối tượng và các trường hợp thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho đối tượng này như thế nào, các bạn hãy tham khảo bài viết này để tìm được lời giải đáp nhé.
Các trường hợp xin giấy phép lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Các trường hợp xin giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật nước ngoài tại Việt Nam
Xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp là gì?
Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 thì người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng. Hay nói cách khác người nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp là người đang làm việc tại công ty nước ngoài, được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng, rồi sau đó được cử sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp
4 đối tượng xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là:
+ Nhà quản lý người nước ngoài
+ Giám đốc điều hành người nước ngoài
+ Chuyên gia người nước ngoài
+ Lao động kỹ thuật người nước ngoài
Thủ tục xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp
Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 thì có 2 loại thủ tục xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp:
1) Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp dưới đây sẽ làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
2) Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động, nghĩa là làm thủ tục xin cấp giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hay thủ tục xin miễn giấy phép lao động.
Yêu cầu với người nước ngoài xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Ngoài việc chuẫn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép lao động phù hợp với từng trường hợp cụ thể thì một trong những yêu cầu quan trọng đối với người nước ngoài muốn xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là cần có thư bổ nhiệm và xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc tại công ty mẹ ở nước ngoài.
Ai trả lương cho đối tượng xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp?
Tiền lương của người nước ngoài đã xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp làm việc ở Việt Nam sẽ do công ty mẹ ở nước ngoài chi trả.
Để biết rõ thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đối với người lao động nước ngoài với từng trường hợp cụ thể thì hãy gọi cho PNVT của chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm, PNVT của chug tôi sẽ hỗ trợ cả hai trường hợp: xin cấp mới giấy phép lao động và xin miễn giấy phép lao động trọn gói. Bạn sẽ sớm nhận được kết quả như mong đợi.