Làm giấy phép lao động trong khu chế xuất, công nghiệp TPHCM có điểm khác với việc xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM. Ngoài ra, việc xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp khá phức tạp, bởi có khá nhiều dạng, nhiều đối tượng khác nhau, số lượng hồ sơ cũng không phải là ít, vì vậy khiến người trực tiếp làm hồ sơ mất khá nhiều thời gian, công sức để thực hiện. Hiểu được sự vất vả này của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, PNVT chúng tôi xin được chia sẻ vài thông tin giúp bạn có thể tự làm giấy phép lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM.
Bước 1: Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài mới làm được giấy phép lao động
Làm giấy phép lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng, trước tiên bạn phải thực hiện thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Bởi chỉ khi được cơ quan chức năng cho phép sử dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp mới thực hiện được thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2018 thì trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp (trừ nhà thầu) cần phải gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 09 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ban Quản lý sẽ ra văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, trong trường hợp khác sẽ ra văn bản thông báo từ chối với lý do cụ thể. Người đại diện doanh nghiệp căn cứ ngày hẹn ghi trên biên nhận, đến Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Ban Quản lý để nhận kết quả.
Bước 2: Xác định tính chất và thành phần hồ sơ cần chuẩn bị, xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động
Vì doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp có nhiều dạng hồ sơ khác nhau: có hồ sơ xin cấp mới, hồ sơ xin cấp lại, hồ sơ gia hạn, hồ sơ xin miễn giấy phép lao động. Vì vậy, người tự thực hiện thủ tục phải phân loại dạng hồ sơ, phân tích hồ sơ thuộc trường hợp nào để chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động một cách dễ dàng.
* Có thể phân loại hồ sơ theo đối tượng (lao động kỹ thuật, chuyên gia, nhà quản lý, hay giám đốc điều hành) để biết cần chuẩn bị những loại giấy tờ văn bản nào?
– Hồ sơ làm giấy phép lao động cho chuyên gia phải có văn bản xác nhận là chuyên gia ở nước ngoài hoặc có bằng đại học, giấy xác nhận ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở nước ngoài phù hợp.
– Hồ sơ làm giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật phải có giấy tờ chứng minh được đào tạo trong chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
* Về trường hợp, cần xác định hồ sơ thuộc dạng xin cấp mới, hay cấp lại, gia hạn hay xin miễn giấy phép lao động. Bởi mỗi trường hợp sẽ yêu cầu số lượng thành phần hồ sơ khác nhau.
Khi xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động, bạn cần lưu ý: những loại giấy tờ bằng tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt, công chứng tư pháp và hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, có những trường hợp một số loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Bạn hãy gọi cho chuyên gia của PNVT để tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như được tư vấn chi tiết thành phần hồ sơ đối với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể nhé.
Bước 3: Nộp hồ sơ làm giấy phép lao động tại bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn có 2 cách nộp hồ sơ:
1) Nộp trực tuyến
2) Nộp hồ sơ làm giấy phép lao động trực tiếp tại Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
* Địa chỉ liên hệ: số 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu
+ Buổi sáng: từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
+ Buổi chiều: từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút
Tại đây, hồ sơ sẽ được chuyên viên kiểm tra, xem xét: nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ, lập và giao biên nhận có ngày hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ; Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ trả lại hồ sơ kèm theo phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Căn cứ ngày hẹn ghi trên biên nhận, người nộp hồ sơ đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Ban Quản lý. Trường hợp khác, người nộp hồ sơ sẽ nhận được văn bản không cấp giấy phép lao động có nêu rõ lý do cụ thể.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục làm giấy phép lao động
Theo quy định, với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, thì sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động, và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài tới Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy mới thật sự hoàn tất quá trình thực hiện thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp và người lao động nước ngoài an tâm hợp tác trong quá trình làm việc và kinh doanh tại Việt Nam.
Tóm lại, PNVT đã mô tả toàn bộ quá trình làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu chế xuất và công nghiệp tại TPHCM. Nếu bạn còn vướng mắc nào muốn được tư vấn và hỗ trợ thêm hoặc muốn sử dụng trọn gói dịch vụ làm giấy phép lao động trong khu chế xuất, công nghiệp TPHCM thì hãy gọi cho PNVT của chúng tôi nhé.