Home Cấp mới giấy phép lao động LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BẤT HỢP PHÁP GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM – LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NÀY

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BẤT HỢP PHÁP GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM – LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NÀY

Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề người lao động là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Thị trường lao động Việt Nam cũng trở lên linh hoạt và đa dạng hơn.

Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Á với nền kinh tế thị trường mới, năng động, Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ của các nhà đầu tư nước ngoài, nơi phát triển tài năng, khẳng định bản lĩnh của người lao động trong và ngoài nước.

LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BẤT HỢP PHÁP GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM

Tình trạng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với trên 60% dân số trong độ tuổi lao động. Mặc dù nguồn lao động Việt Nam đều đang tăng theo từng năm nhưng số lao động đạt yêu cầu của các doanh nghiệp chưa cao. Để góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút người lao động nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia. Về chế độ đãi ngộ, các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam ngoài nhận được các ưu đãi cộng thêm trong hợp đồng lao động, còn được hưởng các phụ cấp y tế – chăm sóc sức khỏe, phụ cấp chỗ ở, vé máy bay về thăm nhà, chế độ nghỉ lễ – tết theo quy định, tận hưởng được nhiều hơn các dịch vụ như: giúp việc nhà, chăm trẻ và có nơi ở tiện nghi. Chính vì lẽ đó, hiện nay Việt Nam được nhiều người nước ngoài lựa chọn đến làm việc và sinh sống.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, tính đến tháng 5/2016, cả nước có 82.585 lao động là người nước ngoài từ trên 60 quốc gia đến làm việc tại Việt Nam, chủ yếu là các quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan… Đa số lao động nước ngoài làm những công việc giản đơn (lao động phổ thông). Họ theo những công trình, dự án do nước ngoài đầu tư hoặc trúng thầu trong lĩnh vực xây dựng, khai khoáng,… Lao động nước ngoài trình độ thấp vào Việt Nam làm việc đã lợi dụng kẽ hở trong pháp luật, sử dụng giấy thông hành tạm thời để đi theo nhà thầu nước ngoài làm việc tại các công trình/dự án tại Việt Nam; hoặc sử dụng visa du lịch rồi ở lại Việt Nam tìm việc làm… Do đó xảy ra nhiều trường hơp người lao động nước ngoài bị phát hiện chưa có giấy phép lao động theo đúng quy định tại Việt Nam. Thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội tháng 5 năm 2016, cả nước có 67,15% lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật; diện đang làm thủ tục và chưa được cấp giấy phép lao động chiếm 32,85%; Còn 3,44% lao động nước ngoài không có giấy phép lao động. Và trong thủ tục cấp giấy phép lao động, có 19% lao động nước ngoài cho rằng thủ tục cấp phép khá rườm rà, họ phải đi lại nhiều lần tới các cơ quan chức năng mới hoàn thành thủ tục. Tình trạng này diễn ra đã gây nhiều tổn hại cho chính người lao động nước ngoài cũng như các doanh nghiệp, và cả trong công tác quản lý nguồn nhân lực, đưa ra chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Chẳng hạn về tổn thất trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại tỉnh Khánh Hòa: trong 3 tháng năm 2018 vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phát hiện và trục xuất theo quy định 185 người Trung Quốc lao động không có giấy phép. Và trong năm 2017, sở lao động thương binh xã hội tỉnh Khánh Hòa cũng đã lập biên bản vi phạm, xử phạt hành chính 180 triệu đồng đối với các doanh nghiệp, đình chỉ hoạt động 3 tháng và đề nghị Công an tỉnh trục xuất 7 người về nước.

Quy định trục xuất người lao động nước ngoài

Theo điều 18 nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/2/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quy định trục xuất người lao động nước ngoài như sau:

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người đó làm việc.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài đó.

Quy định vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo điều 22 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10 năm 2015 quy định về vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;

b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Để tránh tình trạng trục xuất người lao động nước ngoài, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài như; lao động không xin giấy phép, không gia hạn giấy phép, làm việc không đúng trình độ đã được cấp phép. Đặc biệt giảm bớt những tổn thất trong kinh doanh cho các doanh nghiệp, hạn chế những khó khăn cho trong quá trình quản lý người lao động cũng như những mặt khác của đời sống kinh tế xã hội. Chúng ta cần thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Lợi ích của giấy phép lao động

Giấy phép lao động là văn bản bảo vệ người nước ngoài khi họ làm việc tại Việt Nam, là cơ sở để người nước ngoài yêu cầu quyền lợi chính đáng. Do đó, để đáp ứng yêu cầu về pháp lý tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cũng như các doanh nghiệp cần phải chú ý chuẩn bị trước giấy thông hành này cho mình trong quá trình làm việc.
Lựa chọn nào khi cần xin cấp giấy phép lao động

Hiện nay, Sở Lao động thương binh xã hội cũng như Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang rất quan tâm và ráo riết quản lý tình trạng người lao động nước ngoài mà đặc biệt là vấn đề giấy phép lao động, bởi nó là công cụ thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Bạn có thể lựa chọn cơ quan có thể giúp mình xin giấy phép lao động. Song Công ty TNHH Dịch thuật Phú Ngọc Việt chúng tôi đảm bảo với các bạn rằng: chúng tôi sẽ là cầu nối giúp các bạn đến gần hơn với Việt Nam. Chúng tôi đã có thời gian hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Chúng tôi tự hào về đội ngũ nhân viên nhiệt tình, không chỉ am hiểu các thủ tục cấp giấy phép lao động mà còn có kiến thức chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khác như dịch thuật, cấp visa…. Để làm thủ tục cấp giấy phép lao động nhanh chóng, chính xác, chi phí hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức, tăng tính hiệu quả công việc của bạn, hãy đến với Phú Ngọc Việt chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Bài viết tham khảo thông tin, số liệu của một số cơ quan, báo chí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.