Home Văn bản pháp luật Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 11/2016/NĐ-CP về việc làm giấy phép lao động

Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 11/2016/NĐ-CP về việc làm giấy phép lao động

Nghị định 140/2018/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được ban hành ngày 08/10/2016. Xem chữ màu đỏ là thông tin thay đổi.

Nghị định số 140/2018/NĐ-CP quy định một phần về việc làm giấy phép lao động

Bổ sung điểm mới trong đối tượng người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Nghị định 140/2018/NĐ-CP đã bổ sung điểm I, khoản 1 điều 2 nghị định 11/2016/NĐ-CP, vì vậy, đối tượng người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam sẽ theo các hình thức sau:

a. Thực hiện hợp đồng lao động;

b. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

c. Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

d. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

e. Chào bán dịch vụ;

f. Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

g. Tình nguyện viên;

h. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

i. Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.

Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên.

j. Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Rút ngắn thời gian cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trước đây là 7 ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Mở rộng phạm vi trách nhiệm thi hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại giấy phép lao động và đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại các điểm d, đ, e, g, l Khoản 2 Điều 2 Nghị định này (theo quy định cũ) và người sử dụng lao động quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác thì được lựa chọn thực hiện tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (bổ sung thêm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP).

Hộ chiếu trong hồ sơ làm giấy phép lao động không cần chứng thực

Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP thì hộ chiếu trong hồ sơ làm giấy phép lao động phải là bản sao có chứng thực hộ chiếu, nhưng theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì chỉ cần bản sao hộ chiếu mà thôi.

Bổ sung đối tượng được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 172 của Bộ luật lao động và điểm e, điểm i Khoản 2 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Bổ sung điều khoản xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

a) Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Xem nghị số 140/2018/NĐ-CP trực tuyến

Click Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 11/2016/NĐ-CP về việc làm giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các văn bản quy định khác về việc làm giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam thì hãy truy cập trang web này của chúng tôi nhé tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.