Home Thủ tục + Form mẫu Xin giấy phép lao động cho NNN làm giám sát đường ống

Xin giấy phép lao động cho NNN làm giám sát đường ống

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm giám sát chất lượng đường ống như thế nào? Yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc này như thế nào? Bài viết hy vọng hữu ích cho bạn.

Các bước xin giấy phép lao động

Bước 1: Giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài làm giám sát chất lượng đường ống.

Doanh nghiệp khai mẫu số 01/PLI gửi kèm giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy phép hoạt động đến Sở Lao động hoặc Ban Quản lý nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và chịu sử quản lý về lao động.

Giải trình mẫu 01/PLI là một bước quan trọng, làm sao tạo ra sự tương thích về vị trí, chức danh công việc và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Đối với công việc làm giám sát đường ống thì cần làm rõ giám sát thi công, thiết kế hệ thống đường ống công nghệ, thiết bị máy chiết, rót, băng tải; bồn bể các loại…

Kết quả bước 1: Thông báo chấp thuận cho phép sử dụng người lao động nước ngoài

Bước 2: Xin giấy phép lao động

Sau khi có kết quả bước 1. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép lao động tùy theo từng trường hợp cụ thể. Thời gian gửi hồ sơ và thành phần hồ sơ được quy định rất rõ theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Xin giấy phép lao động cho NNN làm giám sát đường ống

Vị trí, hình thức làm việc của người lao động nước ngoài

Hình thức làm việc của người lao động nước ngoài làm giám sát chất lượng đường ống thường là:

  • Thực hiện hợp đồng lao động
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp….

Vị trì làm việc được quy định theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:

  • Nhà quản lý
  • Giám đốc điều hành
  • Chuyên gia
  • Lao động kỹ thuật

Yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm

Chuyên gia thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  •  Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

 Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
  •  Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Hồ sơ xin giấy phép lao động

Tùy thuộc vào vị trí, chức danh, hình thức làm việc của người lao động nước ngoài mà mỗi trường hợp sẽ chuẩn bị thành phần hồ sơ khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể với từng trường hợp hãy gọi ngay PNVT nhé.

Dưới đây là những giấy tờ cần chuẩn bị khi xin giấy phép lao động – những giấy tờ này, hồ sơ nào cũng cần chuẩn bị:

  • Giấy khám sức khỏe
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Bằng cấp, kinh nghiệm
  • Mẫu 11/PLI
  • Thông báo chấp thuận cho phép sử dụng lao động nước ngoài
  • Hình 4cm*6cm
  • Giấy giới thiệu
  • Hộ chiếu
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập.
  • Giấy tờ khác tùy trường hợp.

Các giấy tờ do nước ngoài cấp cần đảm bảo tính pháp lý: hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng theo quy định Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.