Home Tin tức Xử phạt nặng nếu phân biệt đối xử về độ tuổi trong quản lý lao động

Xử phạt nặng nếu phân biệt đối xử về độ tuổi trong quản lý lao động

Theo khoản 2, điều 7, nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì Chính Phủ sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật.

Xử phạt nặng nếu phân biệt đối xử về độ tuổi trong quản lý lao động

Đặc biệt, nếu theo khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Do đó, nếu người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, độ tuổi, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật và không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì sẽ bị phạt 7,5 triệu đồng. Ngược lại, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt sẽ cao hơn 7,5 triệu đồng nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng. Trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt sẽ thấp hơn 7,5 triệu đồng nhưng thấp nhất là 05 triệu đồng.

Do đó trong việc quản lý lao động phải hết sức thận trọng, tránh để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử. Và những quy định này sẽ chính thức có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 15/4/2020 theo nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.